Động vật nguyên sinhĐộng vật nguyên sinh (Protozoa-tiếng Hy Lạp proto=đầu tiên và zoa=động vật) là một thuật ngữ cổ gồm những sinh vật đơn bào (nguyên sinh vật-Protistatrong giới khởi sinh)[1] thuật ngữ này hiện không còn được dùng trong phân loại sinh vật. Động vật nguyên sinh có khả năng chuyển động và dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng. Chúng có phân bố ở khắp nơi: đất, nước ngọt, nước mặn, trong cơ thể sinh vật khác. Đây là khác biệt chính so với thực vật nguyên sinh (protophyta), được coi là những sinh vật đơn bào không có khả năng chuyển động và thực hiện trao đổi chất qua quá trình quang hợp. Động vật nguyên sinh có khoảng 40.000 loài, trong đó một số cũng có cả khả năng quang hợp như trùng roi xanh. Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh, chúng có thể thu lấy thức ăn, tiêu hóa, tổng hợp, hô hấp, bài tiết, điều hòa ion và điều hòa áp suất thẩm thấu, di chuyển và sinh sản. Sở dĩ chúng có thể thực hiện được các hoạt động sống đó là vì trong cơ thể cũng có những cấu tử giống với các cấu tử ở tế bào của cơ thể đa bào như nhân, ty thể, mạng nội chất, hệ Golgi, không bào co bóp và không bào tiêu hóa. Một số nguyên sinh động vật còn có bào hầu nối liền bào khẩu với túi tiêu hóa, tiêm mao hoặc chiên mao hoạt động được nhờ thể gốc. Động vật nguyên sinh thường có kích thước 0.01 - 0.05mm và không phải là động vật thực sự. Phân loạiGồm có 5, 6 hoặc 7 tiểu loại tùy theo cách phân loại trước đây, phụ thuộc cơ quan vận chuyển và loại nhân tế bào, tuy nhiên những phân loại này không thể hiện mối quan hệ thực sự giữa chúng theo quan điểm hiện nay:
5 loại trên bao gồm các bào tử trùng sống ký sinh ở các cơ thể động vật khác (trước đây các ngành này được xếp chung cùng một lớp Sporozoa)
Cấu trúcCơ quan vận chuyểnCó ba loại vận chuyển ở các động vật nguyên sinh: vận chuyển bằng giả túc, bằng chiên mao và bằng tiêm mao
Cơ quan tiêu hoá-Không bào tiêu hoáCác mảnh vụn thức ăn được đưa vào bào khẩu (cytostome, thường nằm ở một vị trí nhất định nào đó trên cơ thể động vật nguyên sinh), theo bào khẩu vào bào hầu (cytopharynx) và được bao bọc trong một túi gọi là không bào tiêu hoá. Các men tiêu hoá được tiết vào trong túi để phân giải thức ăn. Các chất dinh dưỡng tạo thành sẽ được đưa vào tế bào chất còn những chất không tiêu hoá được tế bào thải ra ngoài qua bề mặt. Trao đổi khí, bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu
Xem thêmTham khảo
Liên kết ngoàiWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Động vật nguyên sinh. Wikispecies có thông tin sinh học về Động vật nguyên sinh
|