Share to:

 

Alhazen

Alhazen
Sinh1 tháng 7 năm 965 (lịch Hồi giáo: năm 354[1])
Basra, Tiểu vương quốc Buyid
Mất6 tháng 3, 1040(1040-03-06) (74 tuổi) (lịch Hồi giáo: năm 430[2])
Cairo, Ai Cập
Nổi tiếng vì
  1. Khoa học thực nghiệm
  2. Phương pháp luận khoa học[5]
  3. Nhận thức trực quan
  4. Lý thuyết thực nghiệm về nhận thức
  5. Tâm lý học động vật[6]
Sự nghiệp khoa học
Ngành

Abū ʿ Ali al-Hasan ibn al-Hasan ibn al-Haytham (tiếng Ả Rập: أبو علي, الحسن بن الحسن بن الهيثم), thường được biết đến là ibn al-Haytham (tiếng Ả Rập: ابن الهيثم), được Latin hóa là Alhazen hoặc Alhacennhà toán học, nhà thiên văn học, nhà triết học Ả Rập[7]. Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển của khoa học Hồi giáo nói riêng và khoa học nói chung.

Những đóng góp chính

Quang học

Năm 1000, Alhazen nghiên cứu hiện tương phản xạkhúc xạ[8]. Năm 1021, Alhazen viết một cuốn sách về quang học (đó chính là Cuốn sách về quang học), và ông đưa một loạt các lập luận về sự nhìn cũng như kết luận rằng ánh sáng phải phát ra từ vật truyền đến mắt người[9]. Ông phát triển một phương pháp khoa học nhấn mạnh việc thực nghiệm để chứng minh điều đó. Ông chủ trì một nghiên cứu khoa học về tâm lý học thị giác và là nhà khoa học đầu tiên cho rằng sự nhìn diễn ra trong não bộ chứ không phải trong mắt. Ông chỉ ra rằng các thí nghiệm cá nhân có ảnh hưởng đến những gì con người nhìn thấy và cách mà họ nhìn thấy và sự nhìn cũng như tri giác là chủ quan. Điều này đã đi ngược hoàn toàn quan điểm của Plato cho rằng ánh sáng phát ra từ mắt. Do đó Alhazen cho rằng ánh sáng phải di chuyển với vận tốc hữu hạn,[10][11] và tốc độ ánh sáng cũng biến đổi, giảm đi trong những vật liệu đặc hơn.[12] Ông cũng nghĩ rằng ánh sáng là một loại chất, lan truyền trên quãng đường đòi hỏi thời gian, ngay cả khi chúng ta không cảm nhận được[13]. Ông cũng cho người ta thấy khả năng phóng đại của các kính. Alhazen được mệnh danh là cha đẻ của quang học.

Thiên văn học

Alhazen đã nghiên cứu các đặc điểm của ánh sáng Mặt Trời bằng các thí nghiệm với camera trong buồng tối obscura, được miêu tả trong quyển Sách quang học (1021), và đã minh họa rằng Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng cho Mặt Trăng.[14].

Toán học

Alhazen đã giải thích cho định lý mà ngày nay được gọi là định lý Wilson: "Nếu (p-1)!+1 chia hết cho p thì p là số nguyên tố" là điều hiển nhiên. Vì khi đó p sẽ nguyên tố cùng nhau với các số từ 1 đến p-1, do đó nó không có ước nào khác ngoài 1 và chính nó. Xét đa thức g(x)= (x-1)*(x-2)*....*(x-(p-1)) và f(x)= g(x)-(xp-1-1)

Chiều ngược lại ta phải chứng minh "nếu p là số nguyên tố thì (p-1)!+1 chia hết cho p".

Ông cũng là người nghiên cứu đầu tiên về không gian ba chiều. Alhazen còn nhận ra rằng mọi số hoàn chỉnh chẵn đều phải có dạng 2n−1(2n − 1) khi 2n − 1 là số nguyên tố, nhưng ông không thể chứng minh được kết quả này.[15]

Tưởng nhớ

Tên của Alhazen được dùng để đặt cho tiểu hành tinh 59239 Alhazen

Chú thích

  1. ^ Charles M. Falco (November 27–29, 2007), Ibn al-Haytham and the Origins of Computerized Image Analysis (PDF), International Conference on Computer Engineering & Systems (ICCES), Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2011, truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2010
  2. ^ Franz Rosenthal (1960–1961), “Al-Mubashshir ibn Fâtik. Prolegomena to an Abortive Edition”, Oriens, Brill Publishers, 13: 132–158 [136–7], JSTOR 1580309
  3. ^ O'Connor, John J.; Robertson, Edmund F., “Abu Ali al-Hasan ibn al-Haytham”, Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor, Đại học St. Andrews
  4. ^ Charles H Carman, John Hendrix biên tập (2012). “2: Classical optics and the perspectivae traditions leading to the Renaissance”. Renaissance Theories of Vision. Ashgate Publishing, Ltd. tr. 11. ISBN 9781409486510. Ibn al-Haytham's groundbreaking studies in optics, including his research in catoptrics and dioptrics (respectively the sciences investigating the principles and instruments pertaining to the reflection and refraction of light), were principally gathered in his monumental opus: Kitåb al-manåóir (The Optics; De Aspectibus or Perspectivae; composed between 1028 CE and 1038 CE).
  5. ^ Anne Rooney (2012). “Ibn Al-Haytham”. The History of Physics. The Rosen Publishing Group. tr. 39. ISBN 9781448873715. As a rigorous experimental physicist, he is sometimes credited with inventing the scientific method.
  6. ^ David B. Baker biên tập (2012). The Oxford Handbook of the History of Psychology: Global Perspectives. Oxford University Press. tr. 449. ISBN 9780195366556. As shown earlier, Ibn al-Haytham was among the first scholars to experiment with animal psychology.
  7. ^ Science, Medicine and Technology, Ahmad Dallal, The Oxford History of Islam, ed. John L. Esposito, (Oxford University Press, 1999), 192;"Ibn al-Haytham (d. 1039), known in the West as Alhazan, was a leading Arab mathematician, astronomer, and physicist. His optical compendium, Kitab al-Manazir, is the greatest medieval work on optics".
  8. ^ Bài tập cơ bản và nâng cao vật lý, Nguyễn Đức Hiệp-Lê Cao Phan, xuất bản năm 2006, trang 209
  9. ^ Gross, CG (1999). “The Fire That Comes from the Eye”. Neuroscientist. 5: 58–49. doi:10.1177/107385849900500108.
  10. ^ Hamarneh, S (1972). “Review: Hakim Mohammed Said, Ibn al-Haitham”. Isis. 63 (1): 119. doi:10.1086/350861.
  11. ^ Lester, PM (2005). Visual Communication: Images With Messages. Thomson Wadsworth. tr. 10–11. ISBN 0-534-63720-5.
  12. ^ O'Connor, JJ; Robertson, EF. “Abu Ali al-Hasan ibn al-Haytham”. MacTutor History of Mathematics archive. Đại học St Andrews. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  13. ^ Lauginie, P (2005). “Measuring: Why? How? What?” (PDF). Proceedings of the 8th International History, Philosophy, Sociology & Science Teaching Conference. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2008.
  14. ^ Toomer, G. J. (tháng 12 năm 1964), “Review: Ibn al-Haythams Weg zur Physik by Matthias Schramm”, Isis, 55 (4): 463–465 [463–4], doi:10.1086/349914Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  15. ^ O'Connor, John J.; Robertson, Edmund F., “Abu Ali al-Hasan ibn al-Haytham”, Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor, Đại học St. Andrews
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya