Share to:

 

Bưởi Lâm Động

Một vườn bưởi tại Lâm Động

Bưởi Lâm Động (còn gọi là bưởi làng Lâm) là một giống cây trồng thuộc chi Cam chanh có nguồn gốc từ làng Lâm, xã Lâm Động, nay là phường Hoàng Lâm, thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Bưởi Lâm Động là cây ăn quả chủ lực đứng thứ hai (sau nhóm cam, quýt các loại) của thành phố Thủy Nguyên, được trồng tập trung thành những vùng chuyên canh[1]; là cây đặc sản của địa phương[2][3] đã được chỉ dẫn địa lý[4] chứng nhận nhãn hiệu là nguồn gen bản địa quý hiếm cần được bảo tồn theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.[5] Nhãn hiệu Bưởi Lâm Động đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu.[6]

Phân loại

Bưởi Lâm Động có hai loại. Loại quả vỏ vàng, ruột trắng, múi bưởi to đều, róc, khi ăn có vị chua mát và Bưởi vỏ đỏ, ruột hồng đào, tép bưởi vị ngọt đậm.

Phân bố

Bưởi Lâm Động được trồng khắp các xã thuộc huyện Thủy Nguyên với 491 ha, trong đó: xã Lâm Động có 700 hộ[3] trồng bưởi với 30 ha, xã Thủy Đường 45 ha, xã Hoa Động 55 ha, xã Thiên Hương 36 ha, An Lư 31 ha, Đông Sơn 66 ha, Liên Khê 44 ha, Gia Minh 27 ha, Gia Đức 31 ha, Lưu Kỳ 30 ha, Lưu Kiếm 22 ha, Tân Dương 7 ha, Trung Hà 30 ha, Minh Tân 14 ha, Cao Nhân 24 ha, Lập Lễ 3 ha.

Ngoài ra, bưởi Lâm Động còn được trồng ở một số nơi trên địa bàn quận An Dương, thành phố Hải Phòng và một số tỉnh lân cận.

Một số đặc điểm

Cây bưởi

Cây từ 7 – 10 năm tuổi, cao 360 – 475 cm, đường kính tán 353 – 435 cm, đường kính gốc 11 – 12 cm.[7]

Phát lộc

Bưởi ra lộc để phát triển mở rộng tán cây. Thông thường, Bưởi Lâm Động ra bốn đợt lộc trong một năm, gồm: lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc đông. Ở thời kỳ kinh doanh, cây chủ yếu ra ba đợt lộc là lộc xuân, lộc hè và lộc thu; lộc đông chỉ xuất hiện lác đác nhưng không đáng kể.[cần dẫn nguồn]

Hoa bưởi

Trong một năm, bưởi ra hoa 2 – 3 đợt xen kẽ nhau nhưng chỉ có một đợt ra hoa tập trung, các đợt còn lại là rải rác và số lượng không nhiều. Thời gian ra hoa từ 21 – 29 ngày. Thời kỳ nở hoa diễn ra từ đầu tháng hai đến đầu tháng ba hàng năm.

Bưởi ra hoa chùmhoa đơn. Có chùm hoa không có lá, chùm hoa hỗn hợp có một hoa và nhiều lá, chùm hoa hỗn hợp có nhiều hoa và một vài lá. Đối với hoa đơn, có những hoa đơn không lá và hoa đơn có lá.[cần dẫn nguồn]

Quả bưởi

Quả bưởi tăng trưởng nhanh từ 55 – 60 ngày, ổn định kích thước từ 100 – 120 ngày, đạt độ chín thu hoạch từ 170 – 180 ngày sau tắt hoa. Cây bưởi 7 - 10 năm tuổi cho quả có trọng lượng 720 – 1.130 gram/quả, cao 12 – 14 cm, đường kính 12 – 14 cm (có dạng hình cầu), 11 – 13 múi/quả, 80 – 110 hạt/quả.[cần dẫn nguồn]

Năng suất và giá trị kinh tế

Cây bưởi từ 7 - 10 năm tuổi cho năng suất 34,5 kg quả/cây/năm, tương ứng 30 – 50 quả/cây/năm. Cây 15 năm tuổi có từ 100 đến 150 quả/cây, trọng lượng trung bình 1 kg/quả.[8] Cây trên 20 năm, năng suất cao và ổn định, trên 200 quả/cây, trọng lượng từ 1,5–2 kg/quả.[9] So với các giống bưởi khác, bưởi Lâm Động có kích cỡ, khối lượng lớn hơn đến gấp 2, thậm chí đến gấp 3 lần.

Thời vụ thu hoạch chủ yếu vào dịp tết Nguyên Đán. Giá trị trung bình 200.000 – 500.000 đồng/quả, những quả to đẹp 500.000 đồng - 1.000.000 đồng/quả.

Nhân giống

Trước kia, bưởi Lâm Động chủ yếu được nhân giống để mở rộng diện tích bằng phương pháp chiết cành. Từ 2002 đến nay, việc nhân giống bưởi được nhân giống vô tính bằng hai phương pháp là chiết cànhghép cành. Cành trồng cho quả sau 1-2 năm và quả đạt chất lượng tốt nhất từ năm thứ 4 trở đi.[3]

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Địa chí Thủy Nguyên, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2015, HĐND và UBND huyện Thủy Nguyên, trang 496.
  2. ^ Địa chí Thủy Nguyên, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2015, HĐND và UBND huyện Thủy Nguyên, trang 1031.
  3. ^ a b c Hân Minh (4 tháng 1 năm 2016). “Hải Phòng bảo tồn các loài cây có múi đặc sản”. http://haiphong.gov.vn. Truy cập 30 tháng 1 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  4. ^ Đan Đức Hiệp (6 tháng 10 năm 2014). “Quyết định số 2018/QĐ-UBND về việc Sử dụng tên địa danh va xác định bản đồ tên địa lý tương ứng với tên địa danh vùng sản xuất sản phẩm đặc sản, làng nghề để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể” (PDF). haiphong.gov.vn. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Truy cập 2 tháng 2 năm 2014.
  5. ^ “Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 5/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành nguồn gen cây trồng quý hiến cần được bảo tồn”. http://thuvienphapluat.vn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 5 tháng 12 năm 2015. Truy cập 30 tháng 1 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  6. ^ “Danh sách nhãn hiệu tập thể các sản phẩm Đặc sản, Làng nghề Thành phố Hải Phòng cấp năm 2015; Bản tin Khoa học và Công nghệ số 4 năm 2016, trang 18 - 24” (PDF). http://hpstic.com.vn/ImageDatas/Post/Nam-2016/Thang-7/48252-khoa-hoc--cong-nghe--so-4-2016.pdf. Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2017. Truy cập 19 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  7. ^ “Bưởi Lâm Động”. hpap.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2021.
  8. ^ Địa chí Thủy Nguyên, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2015, HĐND và UBND huyện Thủy Nguyên, trang 429.
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :0
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya