Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (K02)[1] trực thuộc Bộ Công an Việt Nam là cơ quan thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngày 9 tháng 12 năm 2013, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Quy định số 216-QĐ/TW về thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên ở Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an.[4]
Nhiệm vụ
1. Tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an về công tác vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động.[5]
2. Thực hiện phương án tác chiến chống hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí; giải tán các vụ gây rối, biểu tình trái pháp luật.
3. Tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia bảo vệ phiên tòa, dẫn giải bị can, bị cáo và hỗ trợ việc bảo vệ trại giam, trại tạm giam, thi hành các bản án hình sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
6. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ; xây dựng, diễn tập các phương án tác chiến, phương án tuần tra, bảo vệ mục tiêu theo chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động.
7. Tổ chức quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ.
9. Tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai.
10. Tham gia, phối hợp với các lực lượng, đơn vị địa phương nơi đóng quân xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
11. Trong tình thế cấp thiết xử lý các tình huống được quy định tại khoản 2 Điều này hoặc để đuổi bắt người và phương tiện vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn thì được quyền huy động người, phương tiện của cá nhân, tổ chức.
12. Trưng dụng tài sản phục vụ hoạt động của Cảnh sát cơ động được thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
13. Được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế, bản vẽ công trình và được vào nơi ở của cá nhân, trụ sở cơ quan, tổ chức để giải cứu con tin, trấn áp hành vi khủng bố và tội phạm có sử dụng vũ khí. Việc vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
14. Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ hoạt động của Cảnh sát cơ động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
15. Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Thành phần
Cảnh sát Cơ động bao gồm:
Lực lượng đặc nhiệm
Lực lượng tác chiến đặc biệt
Lực lượng bảo vệ mục tiêu
Lực lượng huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ
Trung tướng Nguyễn Văn Vượng, từ 2009–9.2016, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp
Trung tướng Phạm Quốc Cương, từ 10.2016–3.2022, nguyên Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động
Thiếu tướng Lê Ngọc Châu, từ 3.2022–9/2024, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương[6], hiện là Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương.
Chính ủy
Trung tướng Đỗ Đức Kính, từ 3.2014 - 8.2018, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ