Share to:

 

Biên niên sử An Giang

Tượng đài Bông lúa trước trụ sở UBND tỉnh An Giang

Biên niên sử An Giang ghi lại các sự kiện nổi bật của tỉnh An Giang thuộc Việt Nam theo thứ tự thời gian.

Xem thêm các bài liên quan để hiểu rõ các giai đoạn và chi tiết.

Liệt kê sơ lược

Thời Pháp thuộc

Tượng đài Cá ba sa tại ngã ba sông Châu Đốc[4]
  • 1868: Nhân dân vùng Núi Sập dưới sự chỉ huy của Trần Văn Thành đã đóng cọc cản tàu Pháp trên kênh Thoại Hà hỗ trợ Nguyễn Trung Trực đánh đồn Rạch Giá.
  • 1871: Trần Bá Lộc mở trận càn quét vào mật khu Bảy Thưa-Láng Linh, nhưng vì địa hình hiểm trở và bị đánh du kích nên phải rút về.
  • 1873: Trần Bá Tường (em ruột Trần Bá Lộc) dẫn quân Pháp tấn công căn cứ Bảy Thưa-Láng Linh. Thủ lĩnh Trần Văn Thành hy sinh (20 tháng 3), cuộc khởi nghĩa thất bại.
  • 1876: Pháp cất dinh Tham biện Châu Đốc. Địa danh Long Xuyên (chỉ vùng Cà Mau thời Mạc Thiên Tứ), theo Nghị định ngày 5 tháng 1 năm của nhà cầm quyền Pháp bắt đầu chính thức được dùng để chỉ hạt Long Xuyên (trước là Đông Xuyên).
  • 1867: Ngô Lợi đến núi Tượng (Ba Chúc) xây dựng căn cứ kháng Pháp, lập làng An Định, lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa kế thừa theo truyền thống đạo Bửu Sơn Kỳ Hương..
  • 1878: Pháp cất dinh Tham biện Long Xuyên.
  • 1879: Khởi công xây dựng Nhà thờ Cù lao Giêng đến 10 năm sau mới hoàn thành. Nhà thờ này giữ vai trò quản lý mọi hoạt động Thiên Chúa giáoCao Miên và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
  • 1885: Tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa kết hợp quân của Hoàng thân Sivôtha nổi dậy, bị quân Pháp kéo đến đàn áp, rồi đóng đồn dọc kênh Vĩnh Tế.
  • 1886: Trường tiểu học Pháp Việt được thành lập tại Long Xuyên. Đây là ngôi trường xưa nhất của tỉnh, nay là trường Tiểu học Nguyễn Du.
  • 1887: Quân Pháp càn quét quy mô vào làng An Định (Ba Chúc), đốt sạch chùa chiền, nhà cửa, rồi giải tán làng.
  • 1890: Ngô Lợi mất, phong trào kháng Pháp tan rã, chỉ còn lại đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
  • 1891: Giống lúa sạ mà người Pháp gọi là lúa nổi (rir flottant), được Phan Văn Vàng đem về từ Campuchia về, sau đó gieo trồng thành công tại An Giang.
  • 1892: Cầu Henry (nay là cầu Hoàng Diệu) được xây dựng.
  • 1896: Sau khi kháng Pháp thất bại, Cử Đa (Nguyễn Thành Đa) đến tu trên đỉnh Núi Cấm.
  • 1899: Cầu Levis (cầu Quay) được xây dựng (sau 1975, cầu bị phá bỏ, xây dựng lại thành cầu Nguyễn Trung Trực)
  • 1901: Nguyễn Chánh Sắt lên Sài Gòn cộng tác với tờ Nông cổ mín đàm, và được xem là "nhà báo đầu tiên" của tỉnh[5].
  • 1904: Ngày 1 tháng 5, xảy ra trận bão lụt năm Thìn, An Giang và nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long đều bị thiệt hại nặng. Cũng trong năm này, Phan Bội Châu đến Long Xuyên, Châu Đốc, rồi vào Bảy Núi tìm người cùng chí hướng.
  • 1909: Tòa án Long Xuyên kết án 63 người vì tham gia "Hội kín".
  • 1913: Nhân dân phát hiện tượng "Phật bốn tay"[6] ở khu vực chợ Vọng Thê, đem về lập chùa thờ tại chân núi Ba Thê.
  • 1914: Hồ Biểu Chánh đến làm việc tại An Giang, và viết một số tác phẩm tại đây.
  • 1910: Khởi công xây dựng Bệnh viện Long Xuyên (nay là Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang).
  • 1916: Nguyễn Hữu Trí mở cuộc tấn công Khám Lớn Sài Gòn cứu Phan Xích Long, nhưng thất bại.
  • 1917: Quân Pháp đàn áp, khủng bố chùa Phật Lớn (núi Cấm), bắt giam Cao Văn Long (Bảy Do), "Hội kín" An Giang tan rã. Trong năm này, Hồ Biểu Chánh đưa cải lương lên sân khấu thể nghiệm ở Long Xuyên.
  • 1918: Tháng 1, Đại Việt tạp chí ra hàng tháng (chỉ tồn tại trong 7 tháng). Đây là tờ báo Việt ngữ đầu tiên của tỉnh, và là tờ báo chính thức của Hội Khuyến học Long Xuyên, gồm Hồ Biểu Chánh, Đặng Thúc Liêng, Lê Thúc Thanh, Nguyễn Đình Chi, v.v...[7]. Cũng trong năm này, Phạm Quỳnh đến nhiều nơi trong đó có Long Xuyên. Khi về ông viết loạt bài Một tháng ở Nam Kỳ.
  • 1921: Nguyễn Sinh Sắc qua lại hoạt động ở vùng Tịnh Biên, Tân Châu (đến năm 1927). Đêm 18 tháng 10 năm này, khai trương gánh hát Tập Ích Ban tại Thốt Nốt (An Giang, nay thuộc Cần Thơ).
  • 1924: Châu Văn Liêm về dạy học tại Trường Nữ Long Xuyên, tuyên truyền tinh thần yêu nước.
  • 1925: Con lộ Long Xuyên - Châu Đốc hoàn thành.
  • 1927: Chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội đầu tiên của tỉnh Long Xuyên ra đời tại Long Điền (Chợ Mới).
  • 1928: Nguyễn Quang Diêu đến ẩn dật ở núi Sam rồi Tân Châu.
  • 1929: Trương Gia Mô tự vẫn trên đỉnh núi Sam [8].
  • 1930: Lần đầu tiên Long Xuyên sử dụng điện. Lê Văn Đỏ treo "cờ búa liềm" trên cột dây thép xã Long Điền (Chợ Mới). Tính đến năm này, diện tích lúa sạ ở An Giang là 137.000 ha, và đã cho sản lượng cao nhất nước, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế của tỉnh đi lên.
  • 1935: Nguyễn Hiến Lê từ Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội) đến Long Xuyên lập nghiệp.
  • 1936: Xảy ra vụ tranh chấp đất đai ở Thạnh Quới giữa giới cường hào, địa chủ và giới nông dân nghèo.
  • 1937: Huyện học Đông Xuyên được mở tại ở thôn Long Sơn trên phần đất nay thuộc thị xã Tân Châu.
  • 1938: Lại xảy ra vụ tranh chấp đất đai ở Ba Thê và Bình Thạnh, cũng giữa hai giới trên.
  • 1939: Đạo Tưởng nổi dậy chống chính quyền Pháp tại Tân Châu. Cũng trong năm này, Đạo Phật giáo Hòa Hảo ra đời (18 tháng 5 năm Kỷ Mão).
  • 1944: Louis Malleret đến vùng Óc Eo (nay thuộc Vọng Thê, huyện Thoại Sơn) để khảo cổ.
  • 1945: Tòa Bố Long Xuyên (tức tòa hành chánh tỉnh của thực dân Pháp) bị Việt Minh thiêu hủy.
  • 1946: Quân Pháp tái chiếm Long Xuyên (9 tháng 1), Châu Đốc (20 tháng 1).
  • 1948: Ngày 1 tháng 4, Nguyễn Ngọc Thơ được bổ làm tỉnh trưởng đầu tiên của tỉnh Long Xuyên. Ngày 12 tháng 11, trường trung học mang tên Collège de Long Xuyên khai giảng khóa đầu tiên, gồm 76 học sinh (Tháng 2 năm 1952, trường được đổi tên thành Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu).
  • 1949: Quân Pháp mở trận càn lớn vào Bảy Núi.
  • 1950: Tháng 12, Chính quyền kháng chiến thành lập tỉnh Long Châu Hà.
  • 1953: Long Xuyên trở thành thị xã.
  • 1954: Sau khi thấy bại tại chiến trường Điện Biên Phủ, ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pháp buộc phải rút quân khỏi Việt Nam.

Sau khi quân Pháp rời khỏi Việt Nam

Một cánh đồng lúa ở Chợ Mới, An Giang
  • 1956: Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143/NV sáp nhập tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc thành tỉnh An Giang.
  • 1961: Mặt trận giải phóng tỉnh ra mắt tại chùa Tà Miệt xã Lương Phi (Tri Tôn).
  • 1968: Et-ca (trung tướng Mỹ) bắt đầu mở cuộc tấn công đồi Tức Dụp (Tri Tôn) nhằm tìm diệt lực lượng quân Giải phóng miền Nam đang ẩn náu nơi đây. Vì quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa bị thiệt hại nặng về người và của mà không thành công, nên từ đó Tức Dụp còn có tên gọi "ngọn đồi 2 triệu đôla" (có nguồn nói là do lời hứa cho quân sĩ 2 triệu đôla nếu thắng trận).
  • 1972: Viện Đại học Hòa Hảo khai giảng niên học đầu tiên tại Long Xuyên. Trong năm này, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được khởi công xây dựng lại theo quy mô lớn và hoàn chỉnh như hiện nay.
  • 1974, Giáo hội Thiên Chúa giáo nâng cấp Chủng viện Têrêxa thành Đại chủng viện thánh Thomas để đào tạo cấp linh mục.

Sau năm 1975

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Xem chi tiết ở đây: [1]. Lúc này chỉ có người Chăm về định cư ở Tây Ninh, không phải đợt di cư từ Chân Lạp về Châu Đốc.
  2. ^ Nguồn: Nhiều người soạn, Kỷ lục An Giang 2009. Nhà xuất bản Thông Tấn, 2009, tr. 111.
  3. ^ Phạm Văn Trung là người làng Linh Chiểu, huyện Ngãi An (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Ông đỗ thủ khoa năm Quý Mão (1843) tại trường thi Gia Định.
  4. ^ Tượng đài cá Ba sa đặt bên bờ sông Châu Đốc năm 2003, có chiều cao 14 m, nặng 5 tấn làm bằng chất liệu inox xám (nguồn: Kỷ lục An Giang, Nhà xuất bản Thông Tấn, 2010, tr. 84). Mặc dù giá cả có lúc bấp bênh, nhưng từ lâu ở An Giang, lúa gạo và cá nước ngọt (chủ yếu là cá tra, cá ba sa) luôn là ngành kinh tế chủ đạo và là thế mạnh của tỉnh. Xem chi tiết ở đây: [2][liên kết hỏng].
  5. ^ Nguồn: Địa chí An Giang, tập 2, tr. 78.
  6. ^ Đây là tượng phật bốn tay lâu đời nhất Việt Nam [3].
  7. ^ Nguồn: Nhiều người soạn, Kỷ lục An Giang 2009. Nhà xuất bản Thông Tấn, 2010, tr. 111.
  8. ^ Ghi theo Bia kỷ niệm tại đền thờ Trương Gia Mô ở đỉnh núi Sam. Lịch sử địa phương An Giang ghi ông mất ngày 2 tháng 11 (âm lịch) năm 1930 (tr. 97).

Sách tham khảo chính

  • Nhiều người soạn, Địa chí An Giang (trọn bộ 2 quyển) do Chính quyền tỉnh tổ chức biên soạn và ấn hành năm 2003 và 2007.
  • Người Long Xuyên, An Giang: Xưa và Nay. Sách in trước 1975, không ghi năm xuất bản.
  • Quốc sử quán triều Nguyễn, Quốc triều sử toát yếu (Tiền biên và Chính biên). Nhà xuất bản Văn Học, 2002.
  • Sơn Nam, Lịch sử An Giang, Nhà xuất bản Tổng hợp An Giang, 1988.
  • Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam. Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1994.
  • Huỳnh Minh, Tân Châu xưa. Nhà xuất bản Thanh Niên tái bản năm 2003.
  • Phan Văn Kiến, Lịch sử địa phương An Giang. Nhà xuất bản Giáo dục, 2009.

Liên kết ngoài

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya