Share to:

 

Chữ Hán phồn thể

Chữ Hán phồn thể
"Hán tự" (漢字) viết bằng dạng phồn thể
Thể loại
Hướng viếtTrái sang phải Sửa đổi tại Wikidata
Hệ chữ viết chính thức của Đài Loan
 Hồng Kông
 Ma Cao
Các ngôn ngữTiếng Trung Quốc
Hệ chữ viết liên quan
Anh em
Kanji, Hanja, chữ Khất Đan, chữ Tây Hạ, chữ Nôm
ISO 15924
ISO 15924Hant, 502 Sửa đổi tại Wikidata
Bài viết này chứa các biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để có hướng dẫn thêm về các ký hiệu IPA, hãy xem Trợ giúp:IPA.

Chữ Hán phồn thể (繁體漢字 - Phồn thể Hán tự) hay chữ Hán chính thể (正體漢字 - Chính thể Hán tự) là bộ chữ Hán tiêu chuẩn đầu tiên của tiếng Trung. Dạng chữ viết phồn thể hiện nay đã xuất hiện lần đầu cùng với các văn bản ghi chép thời nhà Hán và ổn định từ thế kỷ 5 trong thời Nam Bắc triều. Thuật ngữ phồn thể hoặc chính thể được sử dụng để phân biệt với chữ Hán giản thể, một hệ thống chữ Hán được giản lược nét hoặc điều chỉnh bộ do chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định áp dụng từ năm 1949.

Chữ Hán phồn thể hiện vẫn được sử dụng chính thức tại Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Hồng KôngMa Cao và các cộng đồng Hoa kiều hải ngoại ngoài Đông Nam Á. Chữ Hán giản thể chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc đại lục, SingaporeMalaysia trong các ấn bản chính thức. Việc sử dụng chữ chính thể hay giản thể vẫn là một vấn đề tranh cãi kéo dài trong cộng đồng người Hoa. Người Đài LoanHồng Kông cho rằng, chữ giản thể của chính phủ Trung Quốc đại lục làm mất đi ý nghĩa đích thực của chữ Hán.

Hiện nay, nhiều tờ báo trực tuyến Trung Quốc ở nước ngoài[1] cho phép người dùng chuyển đổi giữa cả hai thể.[2][3]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ 李翰文 BBC國際媒體觀察部. 分析:中國與香港之間的「繁簡矛盾」 - BBC News 中文 (bằng tiếng Trung). Bbc.com. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  2. ^ Post Magazine. “Sự chỉ trích của nam diễn viên Hồng Kông về việc sử dụng nhân vật Trung Quốc được đơn giản hóa đã khuấy động những đam mê trực tuyến | Bưu điện Hoa Nam buổi sáng”. Scmp.com. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.
  3. ^ “Đài truyền hình Hồng Kông bị chỉ trích vì sử dụng tin tức Trung Quốc - đơn giản”. SINA English. ngày 1 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2018.

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya