Duy Tân hội
Duy tân Hội (chữ Hán: 維新會, tên gọi khác: Ám xã) là một tổ chức kháng Pháp do Phan Bội Châu, Nguyễn Tiểu La và một số đồng chí khác thành lập năm 1904 tại Quảng Nam (Trung Kỳ), và tồn tại cho đến năm 1912 thì tự động giải tán. Theo một số nhà sử học, thì tổ chức này đã tạo ra một không khí cách mạng sôi nổi, đáng kể nhất là phong trào Đông Du mà hội phát động đã lan rộng khắp cả nước, và đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người, nhất là ở Nam Kỳ. Trong suốt cả thời kỳ từ 1904 - 1911, Duy tân Hội thực sự đóng vai trò như một đảng chính trị...[1] Thành lậpNgày 8 tháng 4 năm Giáp Thìn (1904), sau khi từ Nam Kỳ về, Phan Bội Châu cùng Cường Để và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm (còn có tên là Nguyễn Thành, Nguyễn Tiểu La) tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy tân Hội. Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Nguyễn Phúc Cảnh) được mời làm Hội chủ để thu phục nhân tâm[2], tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của nhiều người trong nước. Còn Phan Bội Châu, Nguyễn Thành, Trình Hiền, Lê Võ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân...đều là những hội viên trọng yếu, đảm nhận mọi hoạt động của hội. Sự kiện lịch sử quan trọng này đã được Phan Bội Châu ghi lại trong Tự Phán như sau:
Theo nhà sử học Phạm Văn Sơn, thì phạm vi công tác được phân định như sau: Từ Nam Ngãi (Quảng Nam và Quảng Ngãi) trở vào Nam, do Nguyễn Hàm phụ trách; từ Quảng Bình, Quảng Trị trở ra Bắc thì do Phan Bội Châu đảm nhiệm[4]. Điều này cho thấy hai ông là hai yếu nhân bậc nhất của Duy Tân hội. Và qua quá trình hoạt động của hội, cũng đã cho thấy hai ông quả là nhà thiết kế, là người thực hiện các công tác quan trọng của hội. Mục đíchNăm 1901, Phan Bội Châu cùng một số đồng chí thân thiết đã vạch ra ba kế hoạch, đó là:
Mục đích là cốt sao khôi phục được Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác cả [5] Đây có thể coi là sự khởi đầu của một cương lĩnh hoạt động của Duy tân Hội, được lập năm 1904. Đến năm 1906, tức khoảng 2 năm sau kể từ khi Duy Tân hội ra đời, chương trình của hội mới được Phan Bội Châu khởi thảo, cho in và công bố. Lúc đó mục đích của hội mới được đề cập một cách tương đối rõ ràng là khôi phục nước Việt Nam, lập thành nước quân chủ lập hiến[6]. Nhiệm vụ trước mắtHội nghị thành lập hội Duy Tân hội năm 1904 đã đề ra ba nhiệm vụ trước mắt, đó là:
Hai khoản trên giao cho toàn thể hội viên đảm đương, còn khoản thứ ba thì ủy thác cho Nguyễn Thành và Phan Bội Châu bàn kín rồi thực hiện, các hội viên khác không được biết. Và theo Nguyễn Hàm, thì nước Tàu hiện nay quốc thể đã suy hèn, cứu mình không xong thì cứu được ai. Duy nước Nhật Bản là một nước tân tiến ở trong nòi giống da vàng mới đánh được Nga, dã tâm đang hăng lắm. Tới đó, đem hết lợi hại tỏ với nó, tất nó ứng viện cho ta. Nếu nó không xuất binh nữa mà (ta tới) mướn tư lương mua khí giới, tất có thể dễ lắm...[7] Sau đó, việc sang Nhật Bản cầu viện đã được đông đảo hội viên tán thành. Lược kể một vài hoạt động của hộiTổ chức phong trào Đông Du
Ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ (1905), Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính, Tăng Bạt Hổ (một thành viên cũ của phong trào Cần vương, làm người dẫn đường) xuống tàu thủy tại Hải Phòng, theo đường biển bí mật sang Quảng Đông, Hồng Kông, Thượng Hải rồi đi tới Hoành Tân (Yokohama) thuộc Nhật Bản. Đến nơi Phan Bội Châu gửi thư xin gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc. Trong cuộc bút đàm, Lương Khải Siêu khuyên Phan Bội Châu không tìm cách cầu ngoại viện (nhất là không nên đem quân đội Nhật vào nước) để lấy lại độc lập; mà nên chú trọng việc giáo dục và thức tỉnh nhân dân trong nước trước, khi có thời cơ tốt thì ai nấy đều đã sẵn sàng để làm cuộc nổi dậy… Sau đó, Lương Khải Siêu còn giới thiệu Phan Bội Châu với hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Bá tước Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu) và Thủ tướng Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi) để xin chính phủ Nhật giúp đỡ Việt Nam đánh đuổi Pháp. Nhưng hai người này cho rằng thời điểm đó chưa thích hợp để Nhật có thể giúp đỡ về quân sự, chỉ khuyên Phan Bội Châu đưa Cường Để sang Nhật (để không bị Pháp bắt), viết sách báo để tranh thủ sự đồng tình của dư luận thế giới, đồng thời cổ động thanh niên sang Nhật học tập để chờ đợi thời cơ[8]. Tháng 6 năm Ất Tỵ (1905), Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính mang một số sách "Việt Nam vong quốc sử" [9] bí mật về nước. Sau khi bị Nhật Bản từ chối giúp đỡ binh lực cho hội, Phan Bội Châu đã chuyển hướng từ "cầu viện" sang "cầu học". Nhờ vậy phong trào Đông Du được dấy lên, được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ[10]. Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với 3 thanh niên, sau đó lại có thêm 5 người nữa. Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học trường Chấn Võ. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người, sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Việt Nam Cống hiến Hội... Các hoạt động khácNgoài việc tuyển chọn một số thanh niên trẻ, thông minh, hiếu học, chịu được lao khổ, đưa đi du học; Duy Tân hội còn tiến hành những hoạt động sau:
Suy yếu và tự giải tánTháng 3 năm 1908, phong trào "cự sưu khất thuế" (tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ) nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội[15]. Đang khi ấy thì hai phái viên của hội là Hoàng Quang Thanh và Đặng Bỉnh Thành lại bị Pháp đón bắt được khi từ Nhật về Sài Gòn nhận tiền quyên góp cho phong trào Đông Du. Sau đó, các phụ huynh bị buộc phải gọi các con em đang du học tại Nhật về, các hội buôn có dính líu đến phong trào bị khám xét và những người có liên quan đều bị bắt bớ. Tiếp theo nữa là, để tận diệt phong trào, Pháp còn ký với Nhật hiệp ước vào tháng 9 năm 1908. Theo đó, Pháp cho Nhật vào Việt Nam mua bán; đổi lại, Nhật sẽ không cho các nhà cách mạng và lưu học sinh Việt Nam ở Nhật nữa. Sau khi cử cảnh sát đến trường Đông Á đồng văn thư viện để giải tán học sinh người Việt, tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và Duy Tân hội đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội. Lúc này, ở nhiều nơi trong nước, mọi hoạt động quyên góp tài chính và chuẩn bị vũ trang bạo động của Duy Tân hội cũng bị thực dân cho quân đến đàn áp dữ dội. Những người sống sót sau các đợt khủng bố đều phải nằm im, hoặc vượt biên sang Trung Quốc, Xiêm La, Lào để mưu tính kế lâu dài. Cuối năm 1910, Phan Bội Châu chuyển một đại bộ phận hội viên (trong đó có khoảng 50 thanh niên) ở Quảng Đông về xây dựng căn cứ địa ở Bạn Thầm (Xiêm La). Tại đây, họ cùng nhau cày cấy, học tập và luyện tập võ nghệ để chuẩn bị cho một kế hoạch phục quốc sau này. Thượng tuần tháng 5 năm Nhâm Tý (tháng 6 năm 1912), trong cuộc "Đại hội nghị" tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông (Trung Quốc), có đông đủ đại biểu khắp ba kỳ đã quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục hội, tức thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam [16], đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên trường quốc tế. Xem thêmTham khảo
|