Share to:

 

Fudai daimyō

Honda Tadakatsu, fudai daimyō nổi tiếng thời kỳ tiền Edo

Fudai daimyō (譜代大名 (ふだいだいみょう) (Phổ đại Đại danh)?) là hạng của daimyō là chư thần kế thừa của Mạc phủ Tokugawa trong thời kỳ Edo.[1] Fudai chủ yếu là tầng lớp thân thuộc với chính quyền Tokugawa.

Lịch sử

Nguồn gốc

Nhiều gia tộc được phong fudai daimyō khi đã phục vụ gia tộc Tokugawa trước khi gia tộc này nắm toàn bộ quyền cai trị quốc gia. Một số gia tộc được phong như gia tộc Honda, Sakai, Sakakibara, Ii, Itakura, và Mizuno. "Tứ Thiên vương của Tokugawa Ieyasu" gồm Honda Tadakatsu, Sakakibara Yasumasa, Sakai Tadatsugu, và Ii Naomasa—tất cả đều là fudai thời kỳ trước Edo, và sau đó trở thành fudai daimyō. Ngoài ra, một nhánh của gia tộc Matsudaira (có nguồn gốc từ gia tộc Tokugawa), được giữ họ Matsudaira, vẫn là fudai.

Thời kỳ Edo

Khi Tokugawa Ieyasu nắm quyền lực vào thế kỷ XVI, lãnh địa của ông tăng lên, và khi lãnh địa tăng lên, ông bắt đầu trao đất sở hữu cho các chư hầu của mình, nhiều người trong số đó được phong daimyō. Đây là sự ra đời của hạng fudai daimyō. Trái ngược với tozama, fudai là người cai trị phiên nhỏ, nhiều người ở vị trí chiến lược tại trục đường chính hoặc trong khu vực Kantō gần nơi đóng đô của Mạc phủ tại Edo.[2] Chức vụ cao nhất trong Mạc phủ là Rōjūwakadoshiyori (若年寄 (わかどしより) (Nhược niên kì)?), cũng thường trở thành fudai. Theo truyền thống Kyoto Shoshidai hầu như cũng là fudai daimyō.

Một số gia tộc khác cũng là fudai: OgasawaraDoi.

Đôi khi, một người trong gia tộc cũng được trở thành fudai. Như Matsudaira Sadanobu thuộc gia tộc Matsudaira trở thành fudai[3] house to being a recognized relative of the Tokugawa family.[4] Ngoài ra, một hatamoto cũng được tăng mức thu trên 10,000 koku nếu trở thành fudai daimyō.

Bakumatsu và sau này

Hayashi Tadataka, fudai daimyō nổi tiếng thời kỳ Bakumatsu

Nhiều fudai daimyōs đã tham gia vào hoạt động chính trị mạnh mẽ Bakumatsu, cũng như các hoạt động đổi mới quân sự trong thời kỳ đó. Hai fudai daimyō bối cảnh đó là Ogasawara Nagamichi[5]Itakura Katsukiyo,[6] là hai rōjū cuối cùng, và tích cực cải cách và củng cố Mạc phủ đang suy yếu. Ngoài ra, Matsudaira Munehide, cũng phát triển ngoại giao.

Trong Chiến tranh Boshin năm 1868–69, nhiều fudai như Toda của Ogaki và Tōdō của Tsu đứng về phía Mạc phủ trong trận chiến đầu tiên tại Toba–Fushimi. Tuy nhiên, sau sự thất bại của Mạc phủ, nhiều fudai đã không đứng về phía Mạc phủ hoặc với quân đội của shougun rút lui về phía bắc mà thành lập Cộng hòa Ezo.[7] Một số người vẫn trung lập, trong khi những người khác (như lãnh chúa Ōgaki và Tsu) chuyển sang trung thành và công khai ủng hộ Quân đội Đế quốc Nhật Bản. Ogasawara Nagamichi và Itakura Katsukiyo đã lãnh đạo các nhóm nhỏ cản bước tiến và chống lại lực lượng đế quốc. Tuy nhiên, lãnh địa của họ đã bị quân đội đế quốc chiếm đóng và buộc phải tham gia vào cuộc chiến thay mặt cho quân đội của đế quốc.[8] Duy một fudai daimyō, Hayashi Tadataka của phiên Jōzai, sẵn sàng rời khỏi lãnh địa của mình vào đầu năm 1868, và lãnh đạo hầu hết lực lượng của mình thay mặt cho quân đội của shougun trước đây, trong cuộc chiến chống lại quân đội đế quốc.[9] Ngoài ra, một số ít fudai ở vùng cực bắc hình thành của Liên minh phía Bắc, một Liên minh chiến đấu riêng không theo shogun.

Hầu hết fudai bước vào thời kỳ Meiji một cách hòa bình, và cai trị các phiên đến khi xóa bỏ năm 1871. Sau đó các gia tộc fudai daimyōs trở thành kazoku tầng lớp quý tộc mới của Nhật Bản.

Định nghĩa và phân loại

Fudai daimyō là:

  • Các daimyō tập hợp dưới quyền Mạc phủ Tokugawa, khác với Shinpan (親藩 Thân phiên?), Tozama daimyō (外様大名 Ngoại hạng Đại danh?), Shihan (支藩 Chi phiên?).
  • Các daimyō được phong bởi Mạc phủ Tokugawa trước trận Sekigahara.
  • Các daimyō đảm nhận các chức vụ quan trọng Mạc phủ.

Ngoài ra một số gia tộc được phong daimyo cũng được gọi là Fudai daimyo, Gia tộc Ōoka (Ōoka Tadasuke, Ōoka Tadamitsu) được thăng lên làm daimyo từ hatamoto (旗本 Kỳ bản?), là chư hầu của Mạc phủ như gia tộc Hotta, gia tộc Inaba, gia tộc Yanagisawa, gia tộc Arima, gia tộc Tanuma. Đồng thời nếu một chi được phong Tozama hoặc Shihan trước đó, khi được phong daimyo lại thì chỉ phong tước vị Tozama; như trường hợp Tachibana MuneshigeShinjo Naoyori. Những chi là hậu duệ của Ieyasu khi tách ra chi mới về cơ bản được phong Shinpan, không phong Fudai.

Gia tộc Takatsukasa Matsuheike cũng được phong Fudai, đôi khi cũng được coi là một nhánh của gia tộc Tokugawa nên cũng được phong Shinpan. Mặt khác, ngay cả khi đứa con ruột của Shogun được các daimyo nhận nuôi, chẳng hạn như Hachisuka Narihiro, ông ta vẫn có thể vẫn là một Tozama. Ngay cả khi một fudai daimyo nhận nuôi những đứa con của Gosanke (御三家 Ngự Tam gia?); ba nhánh cao cấp của gia tộc Tokugawa; và Gosankyō (御三卿 Ngự Tam khanh?); ba nhánh lãnh chúa của gia tộc Tokugawa; họ sẽ không được coi là Shinpan, nhưng đôi khi có thể được coi là Shinpan trong một số trường hợp đặc biệt.

Ban đầu Tozama Daimyo, đôi khi là fudai, được xét phong trong mối quan hệ huyết thống và thành tích với Mạc phủ. Còn được gọi "Negai fudai" (願い譜代 Nguyện Phổ đại?), "Fudaikaku" (譜代格 Phổ đại cách?), "Junfudai" (準譜代 Chuẩn Phổ đại?). Như gia tộc Sanada, gia tộc Wakisaka, gia tộc Tōyamaphiên Naegi, gia tộc Tozawa, gia tộc Hizen-Arima, gia tộc Hori (Hori Naoyukiya), gia tộc Sōma, gia tộc Katō (Katō Yoshiakiya), gia tộc Akita, gia tộc Tōdō. Ở thành Edo, những daimyo này ngồi theo địa vị của gia tộc theo vị trí "Tamekan" (溜間 Lựu gian?), "Teikan kan" (帝鑑間 Đế Giám gian?), "Gan kan" (雁間 Nhạn gian?), "Kikuma Hiroshien" (菊間広縁 Cúc gian Quảng duyên?).

Nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp, fudai của gia tộc Tokugawa đề cập đến những người phục vụ gia tộc Matsudaira trước đó trong nhiều thế hệ và sau đó là Ieyasu kế thừa gia tộc. Các gia tộc này được chia nhỏ vào thời kỳ họ trở thành chư hầu, và họ được chia thành "Anjo fudai" (安祥譜代 An Tường Phổ đại?), "Okazaki fudai" (岡崎譜代 Cương Khi Phổ đại?), "Suruga fudai" (駿河譜代 Tuấn Hà Phổ đại?).

Đặc biệt, thành viên lớn tuổi nhất của Anjo fudai được ngồi ở vị trí shikoseki, và ngay cả khi bị bãi phong, sẽ được phục hồi theo cách khác. Ishikawa YasunagaIshikawa Yasukatsu của gia tộc Ishikawa, là Anjo fudai, được coi là tozama daimyo vì trong Trận Sekigahara Ishikawa Kazumasa chống lại gia tộc Toyotomi.

Phân loại

  • Trong "Ryuei Hibakan" (柳営秘鑑 Liễu Doanh Bí Giám?), phân Fudai gồm 3 hạng anjo fudai (7 gia tộc), Okazaki fudai (16 gia tộc), Suruga fudai và 4 loại gia tộc đã được thêm vào sau đó.
  • Trong "Mikawa Monogatari" (三河物語 Tam Hà Vật Ngữ?) (được viết bởi Tadayori Okubo), gồm 3 hạng fudai: anjo fudai, Yamanaka fudai (山中譜代 Trung Sơn Phổ đại?), và Okazaki fudai, anjo fudai phục vụ lâu nhất là Matsudaira Nobumitsu, Matsudaira Chikatada, Matsudaira Nobutada, Matsudaira Kiyoyasu, Matsudaira Hirotada. Tương tự, Yamanaka fudai và Okazaki fudai là chư hầu từ thời kỳ Kiyoyasu chiếm Mikawa và trở thành lãnh địa chính của họ.

Tham khảo

  1. ^ Nussbaum, Louis Frédéric et al. (2005). "Fudai" in Japan encyclopedia, pp. 193–194., tr. 193, tại Google Books; n.b., Louis-Frédéric is pseudonym of Louis-Frédéric Nussbaum, see Deutsche Nationalbibliothek Authority File.
  2. ^ Ooms, pp. 14–15
  3. ^ (tiếng Nhật) "Takada-han" on Edo 300 HTML Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine (ngày 14 tháng 3 năm 2008)
  4. ^ (tiếng Nhật) "Shirakawa-han" on Edo 300 HTML Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine (ngày 14 tháng 3 năm 2008)
  5. ^ Ogasawara từ gia đình daimyō (Ogasawara của phiên Karatsu), nhưng trên thực tế không phải là daimyō
  6. ^ Itakura là lãnh chúa Bitchū-Matsuyama
  7. ^ Bolitho, p. 145.
  8. ^ (tiếng Nhật) "Karatsu-han" (ngày 14 tháng 3 năm 2008)
  9. ^ Yamakawa, Aizu Boshin Senshi, p. 505.
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya