Share to:

 

Huy Phong

Huy Phong
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Trần Đình Lý
Ngày sinh
7 tháng 3, 1938
Nơi sinh
Bình Định, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
13 tháng 3, 2011(2011-03-13) (73 tuổi)
Nơi mất
Nha Trang, Việt Nam
Giới tínhnam
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Sự nghiệp âm nhạc
Bút danhHuy Phong
Hoàng Thơ Huy
Dòng nhạcNhạc vàng
Nhạc đỏ
Ca khúcThị trấn về đêm
Sao đổi ngôi

Huy Phong (1938 – 2011) là một nhạc sĩ nhạc vàng trước năm 1975, nổi tiếng với ca khúc "Thị trấn về đêm" và "Sao đổi ngôi". Ngoài ra, sau năm 1975, ông còn dùng bút danh Hoàng Thơ Huy khi sáng tác nhạc đỏ.[1]

Cuộc đời

Ông tên thật là Trần Đình Lý, sinh ngày 7 tháng 3 năm 1938 (có nguồn tin ghi sinh năm 1942[2]) tại Tuy Phước, Bình Định trong một gia đình nghèo. Tuy vậy, ông được cha mẹ dạy bài chòi và bắt đầu con đường sáng tác. Đến năm 1957, ông bắt đầu vào Sài Gòn lập nghiệp và học nhạc với nhạc sĩ Hoàng Lang.

Năm 1967, ông cùng một số nhạc sĩ khác chủ trương mở nhóm xuất bản nhạc, cùng với Thùy Linh, Minh Nhựt.

Sau năm 1975, ông quay trở về Nha Trang sinh sống và dùng bút danh "Hoàng Thơ Huy" khi sáng tác nhạc đỏ. Điển hình nhất là "Nha Trang giải phóng".[1][3][4][5][6] "Tiếng hò trên đồng lúa Tuy Hòa",[2] "La Hai tháng tư",...[7]

Ông qua đời vào ngày 13 tháng 3 năm 2011 tại nhà riêng ở Nha Trang.[1]

Năm 2015, nhà báo Trần Chí Phúc tại đài SBTN nói rằng bài hát "Màu áo hoa rừng" của Y Vân.[8]

Năm 2017, ca khúc "Thị trấn về đêm" của ông xuất hiện trong danh mục 300 bài hát bị cấm tại Tiền Giang.[9]

Tác phẩm

Huy Phong

  • Anh người lính chiến (Thùy Linh - Huy Phong)
  • Bốn phương trời trong mắt em (Thùy Châu - Huy Phong)
  • Biết nhau thuở nào (1961) (Thùy Linh - Huy Phong)
  • Bình minh vui ca
  • Cho anh lời vĩnh biệt (Thu Khanh - Huy Phong)
  • Chờ phiên gác đêm (Minh Nhựt - Huy Phong)
  • Chuyện mình (Thu Khanh - Huy Phong)
  • Cuối đường đợi mong (Tấn An - Huy Phong)
  • Cao nguyên gió lạnh mùa mưa
  • Chiều công viên (Huy Phong - Mai Văn Hiền)
  • Chiều nhớ bạn
  • Chung tình đất nước (Huy Phong - Mai Văn Hiền)
  • Dáng em tôi (1958)
  • Đếm đầu tay mười năm (Huy Phong - Huỳnh Thanh Tòng)
  • Đợi chờ (Huy Phong - Trương Văn Tuyên)
  • Đôi ta (Hoàng Lang - Huy Phong) (1961)
  • Đồng ruộng miền Nam
  • Em yêu màu áo hoa rừng
  • Gặp giữa miền cao (1969)
  • Hôm nào em ghé thăm tôi (Thùy Linh - Huy Phong) (1961)
  • Hương yêu ngày cũ (1970)
  • Không có em (Hoàng Thanh - Huy Phong - Thu Khanh)
  • Lỗi hẹn (Vĩnh Thanh - Huy Phong)
  • Màu áo hoa rừng (1961) (Thùy Linh - Huy Phong)
  • Miền Nam nắng sáng
  • Mưa buồn
  • Nhớ ánh trăng xưa
  • Nhớ Cần Thơ
  • Những vòng hoa trắng (Thùy Linh - Huy Phong)
  • Qua chuyến đò đêm
  • Sao đổi ngôi (1971) (Huy Phong - N. H.)[10]
  • Thành phố của em (1970)
  • Thị trấn về đêm (1970)
  • Tình bọt nước (1971)
  • Tìm lại ngày qua (Huy Phong - Vĩnh Thanh)
  • Tiếng buồn dương liễu (Huy Phong - Anh Bằng)

Hoàng Thơ Huy

  • Bài ca Phú Khánh
  • Bài ca trên vịnh Thần Tiên
  • La Hai tháng tư
  • Nhớ Xê Kông
  • Nha Trang giải phóng
  • Tiếng hò trên đồng lúa Tuy Hòa (Hoàng Thơ Huy - Vũ Trung Uyên)

Chú thích

  1. ^ a b c Xuân Tuynh (17 tháng 3 năm 2011). “Nhớ mãi người nhạc sĩ tài hoa”. Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ a b Thùy Ngân (29 tháng 6 năm 2019). “Ai còn nhớ những bài hát ấy?”. Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Thành Nguyễn (29 tháng 4 năm 2017). “Những khúc hát reo mừng hòa bình”. Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Xuân Thành (29 tháng 3 năm 2016). “Dấu ấn ngày giải phóng Nha Trang trong thơ, nhạc”. Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Giang Đình (22 tháng 10 năm 2021). “Khoảng trống trong âm nhạc xứ Trầm”. Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Giang Đình (2 tháng 4 năm 2018). "Hát mừng Nha Trang giải phóng": Một ca khúc hay về phố biển”. Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Yên Lan (1 tháng 7 năm 2014). “Hòa lời ca về quê hương, biển đảo”. Báo Phú Yên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Trần Chí Phúc (9 tháng 1 năm 2015). “Màu Áo Hoa Rừng của nhạc sĩ Y Vân ca ngợi người lính Miền Nam tự do”. SBTN. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Dũ Cát (24 tháng 3 năm 2017). “Danh sách hơn 300 bài hát bị "cấm" ở Tiền Giang cùng "Màu hoa đỏ". An ninh Thủ Đô. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ Khác với bài của Tú Nhi.
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya