Lê Văn Duy
Dương Ngọc Chúc bút danh Lê Văn Duy hay Lê Hằng (15 tháng 9 năm 1942 – 27 tháng 1 năm 2024) là nhà văn, đạo diễn, biên kịch điện ảnh Việt Nam.[1][2] Ông được biết đến qua các phim Viên ngọc Côn Sơn, Nàng Hương, Phượng. Tiểu sửDương Ngọc Chúc sinh ngày 15 tháng 9 năm 1942 tại Thị Nghè, Sài Gòn (trên giấy tờ là tại Long An),[3][2] bố ông là nhà giáo Dương Văn Diêu và mẹ là Lê Thu Hằng. Ông Chúc là con thứ tư trong gia đình, còn có anh trai là nhà văn Dương Ngọc Huy và em gái là nhà biên kịch Dương Cẩm Thúy.[4][2] Sự nghiệpSau khi cụ Dương Văn Diêu tập kết ra Bắc, ông Chúc và anh trai, Dương Ngọc Huy được mẹ đưa về Long An quê nội, rồi về quê ngoại tại An Giang sinh sống và học tập.[5] Anh em ông trở về Sài Gòn khi lên đại học, sau này đều là sinh viên thoát ly theo Cách mạng, lên vùng rừng Miền Đông, công tác ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên Huấn R, Tây Ninh. Hai anh em lấy họ "Lê" của mẹ để sử dung làm bí danh và bút danh sau này.[4][6] Năm 1962, Tiểu ban Giáo dục do ông Dương Văn Diêu làm Trưởng tiểu ban mở trường Giáo dục Tháng Tám, Cà Mau, ông chuyển đến học tại đây.[6] Ban đầu Dương Ngọc Chúc lấy bí danh là Lê Hằng, ông từng học cùng với Trương Vĩnh Trọng, sau khi kết thúc khóa học ông Chúc đổi bí danh thành Lê Văn Duy.[7][6] Dương Ngọc Chúc từng là phóng viên chiến trường, quay các phóng sự và phim tài liệu, ông từng tham gia Chiến dịch Mậu Thân.[8] Dương Ngọc Chúc là người đầu tiên và cuối cùng ghi lại chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, từ sau ngày thống nhất đất nước đến khu vị nhạc sĩ qua đời. Ông cũng sở hữu những phim tài liệu chân dung và phỏng vấn về các ván nghệ sĩ trong nước.[9] Dương Ngọc Chúc từng giữ vị trí Giám đốc Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu và Tổng thư ký Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi về hưu, Lê Văn Duy lại chuyển sang nhiếp ảnh gần như chuyên nghiệp.[2] Năm 2019, Dương Ngọc Chúc được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[10][1] Ông qua đời ở tuổi 82 sau nhằm năm điều trị bệnh vào ngày 27 tháng 1 năm 2024.[11][12][13] Tác phẩmPhim truyện
Phóng sự, tài liệu
Văn học
Sự kiện72 mùa xuân - Một đời phim và văn[26] Tác phẩm khácMột bài thơ của ông được lấy cảm hứng cho ca khúc Xin làm người hát rong của Trần Long Ẩn Tham khảo
Information related to Lê Văn Duy |