Nguyễn Danh DựNguyễn Danh Dự (1657-1714)[1], tự Đôn Tĩnh, hiệu Chất Trai; là danh thần triều Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Tiểu sử sơ lượcNguyễn Danh Dự sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học tại làng Dương Liễu, huyện Đan Phượng, trấn Sơn Tây (nay thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội). Khoa Ất Sửu (1685), niên hiệu Chính Hòa thứ 6 đời Lê Hy Tông, Nguyễn Danh Dự thi đỗ Hội Nguyên, Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Sau khi thi đỗ, ông được bổ chức quan, lần lượt trải các chức: Phó đốc thị Nghệ An, Yên Quảng[2] Hiến sát sứ, Thiêm sai Bồi tụng tri thị nội thư tả hộ phiên.... Ông từng được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) trong một kỳ Tuế Cống kéo dài 23 tháng, từ tháng giêng Kỷ Sửu 1709 tới tháng mười một Canh Dần 1710. Sau chuyến bắc hành thành công với vai trò phó sứ này, ông được thăng Đông các Đại học sỹ, tước Nam. Ngay sau đó, được suy ân thăng Công Bộ Hữu Thị Lang, tước Tử. Ông cũng được phụng sai làm Chủ khảo một số khoa thi Hội, Thư Toán Khoa... Nguyễn Danh Dự mất năm Giáp Ngọ 1714 [3], hưởng thọ 58 tuổi, được truy tặng chức Lễ bộ Tả thị lang, tước Bá, tứ thụy Thuần Phác, Đặc Tiến Kim tử Vinh Lộc Đại Phu. Tác phẩmSinh thời Nguyễn Danh Dự có sáng tác ít nhiều thơ văn, nhưng nay chỉ còn 9 bài thơ chữ Hán được chép trong tập Toàn Việt thi lục. Tuyển giới thiệu một bài:
(*) Nhà bắc chỉ mẹ già, lầu nam chỉ nơi làm việc, ý nói là nhớ quê hương (theo Văn học thế kỷ XV-XVII, tr. 1099). Bên canh mảng thơ văn, Nguyễn Danh Dự còn tham gia công việc khảo cứu, biên soạn. Theo sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, chương Văn Tịch Chí (Quyển XLIII), thì Phan Huy Chú đã ghi rõ Nguyễn Danh Dự có soạn bộ Thi Tự Thanh Ứng gồm 20 quyển. Trong sách Tìm hiểu kho sách Hán Nôm của nhà nghiên cứu Trần Văn Giáp (NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1984), tác giả đã có những khám phá ban đầu kèm các tồn nghi về tác phẩm cũng như tác giả của bộ Thi Tự Thanh Ứng nói trên (trang 92, Tập 2, sách đã dẫn). Cũng theo sách trên, Thư Viện Khoa học Xã Hội (những năm 70-80 TK XX) có nêu rõ bộ sách này gồm "1529 bài thơ đề vịnh của các nhà thơ xưa và nay, chia làm 11 mục: thiên văn, địa lý, nhân sự,...". Di tíchHiện ở xã Dương Liễu vẫn còn di tích của dòng họ Nguyễn Danh và nhà thờ Tiến sĩ Nguyễn Danh Dự nằm gần đê sông Đáy, trông về hướng đông. Nhà thờ này có kết cấu theo kiểu chữ Nhị, ngoài là Đại bái, rồi tới Hậu cung. Ngày 21 tháng 10 năm 2005, nhà thờ trên được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Nguồn tham khảo
Chú thích
|