Quan chế phong kiến Nhật BảnQuan chế phong kiến Nhật Bản tính từ thời kỳ Nara đến năm 1866 khi Thiên hoàng Minh Trị tiến hành Duy tân bãi bỏ hoặc thay đổi hầu hết quan chế cũ. Lịch sửTrước khi có Luật lệnh chế (律令制 Ritsuryo sei) hay còn được gọi Thái Bảo luật lệnh (大宝律令 Taihō ritsuryo) được ban hành, hệ thống chính quyền trung ương chưa được thiết lập đầy đủ. Trong quá trình hình thành vương quyền Yamato, dòng họ (Kabane (姓 tính)) xuất thân ra các nhánh nhỏ được gọi là gia tộc (Uji (氏 thị)), gia tộc hay còn được gọi là Bu (部 bộ) được chia công việc trong vương quyền theo quyền hạn và khả năng của gia tộc. Uji và Bu được cấp đất, nhân dân, nguồn tài nguyên dựa theo địa vị, hệ thống này được gọi là Bộ thị chế (部民制 bumin-sei), dần dần Uji và Bu kiểm soát một số quyền lực từ chính quyền đến thương mại. Mặt khác, để củng cố hệ thống thống trị tập trung vào hoàng tộc (gia đình Hoàng đế) và để thúc đẩy việc bổ tuyển nhân lực độc lập với huyết thống và quyền lực, một hệ thống quan vị (một hệ thống liên kết các chức dang và cấp bậc) cũng được tạo ra. Năm 603 (Suiko thứ 11), Thánh Đức Thái tử (聖徳太子 Shōtoku Taishi) thiết lập quan vị thập nhị giai (冠位十二階 Kan'i Jūnikai)[1]. Hệ thống này gồm 12 giai phẩm, gồm 6 bậc chính theo đức tính Khổng Tử: đức (徳 toku), nhân (仁 jin), lễ (礼 rei), tín (信 shin), nghĩa (義 gi) và trí (智 chi), được chia làm hai giai đại và tiểu[2]. Hệ thống Bộ thị và hệ thống quan vị, tạo sự phát triển Luật lệnh chế sau này. Năm 668 (Tenji thứ 8), Cận Giang lệnh (近江令 ōmiryō) được ban hành, lệnh (令 rei) đầu tiên được ban hành. Năm 689 (Jitō thứ 3), Phi điểu Tịnh ngự nguyên lệnh (飛鳥浄御原令 Asuka Kiyomihara-ryō) được ban hành tạo ra Thái chính quan (太政官 Daijō-kan) gồm Thái chính Đại thần (太政大臣 Daijō-daijin), Tả đại thần (左大臣, Sadaijin) và Hữu đại thần (右大臣, Udaijin). Năm 701 (Taihō năm đầu), Đại Bảo luật lệnh được ban hành, thiết lập chế độ quan chế mới. Quan chế Trung ươngQuan chế Trung ương còn được gọi là "nhị quan bát tỉnh" (二官八省). Dưới Thiên hoàng gồm hai quan, Thần kỳ quan chịu trách nhiệm các công việc liên quan đến Thần đạo, và Đại chính quan chịu trách nhiệm xử lý các công việc hành chính. Dưới Đại chính quan là tám tỉnh. Ngoài nhị quan bát tỉnh, dưới quyền trực tiếp từ Thiên hoàng là Đàn chính đài (弾正台 Danjō-dai) và Vệ phủ (衛府 Efu), nên hệ thống này còn được gọi là "nhị quan bát tỉnh nhất đài ngũ vệ phủ"[3]. Ngoài ra còn có một số "chức" (職 shoku), "liêu" (寮 ryou), "ti" (司 tsukasa) trực thuộc bát tỉnh. Sau đó được đổi thành Lệnh ngoại quan (令外官). Hệ thống Trung Quốc thiết lập Hoàng đế là người nắm quyền lực tối cao kiểm soát tam tỉnh (Trung thư tỉnh, Môn hạ tỉnh và Thượng thư tỉnh). Trong khi tại Nhật Bản, Thiên hoàng không kiểm soát trực tiếp bát tỉnh mà thông qua Thái chính quan. Đây là nét đặc trưng của quan chế Nhật Bản. Nhị quan
Bát tỉnhTả biện quan cục (左弁官局 Hidari-benkan-kyoku) quản lý các tỉnh gồm Trung vụ tỉnh, Thức bộ tỉnh, Trị bộ tỉnh, Dân bộ tỉnh; Hữu biện quan cục (右弁官局 Migi-benkan-kyoku) quản lý các tỉnh gồm Binh bộ tỉnh, Hình bộ tỉnh, Đại tàng tỉnh, Cung nội tỉnh.
Đàn chính đàiĐàn chính đài (弾正台 Danjō-dai) Vệ phủ
Đông cung
Mã liêu
Binh khố
Hậu cungGia lệnhLệnh ngoại quan khác
Quan chế địa phươngToàn quốc chia ra làm nhiều khu vực nhỏ, mỗi khu vực được điều hành bởi Quốc ti thay mặt Trung ương. Ngoài ra còn có một số công việc đặc biệt (Đại tể phủ, Tả hữu kinh chức, Nhiếp tân chức). Danh sách quan chế
Lệnh ngoại quan
Tham khảo
|