Tạ Hữu Yên
Tạ Hữu Yên (tháng 7 năm 1927 – 30 tháng 5 năm 2013) là một nhà văn, nhà thơ, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông được xem là nhà thơ có số bài thơ được phổ nhạc nhiều nhất Việt Nam. Ông còn có các bút danh: Lê Hữu, Xuân Hữu, Đông Xuân, Cử Tạ.[1] Tiểu sử và sự nghiệpTạ Hữu Yên sinh tháng 7 năm 1927,[1] quê ở xã Ninh An, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.[2] Năm 1948, ông nhập ngũ quân đội và công tác tại tỉnh đội Ninh Bình.[3] Sau đó, ông học Khoa báo chí, trường Tuyên giáo Trung ương khóa 1962 – 1964, rồi trở thành cán bộ, sau đó là trưởng phòng phát thanh địch vận, Cục Nghiên cứu, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và là cán bộ biên tập phòng Văn nghệ Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.[3][4] Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, vào năm 1977 ông được kết nạp Hội Nhà văn Việt Nam.[5] Trước khi nghỉ hưu năm 1989, Tạ Hữu Yên mang quân hàm Đại tá.[4][6] Tạ Hữu Yên xuất hiện lần đầu trên báo vào năm 1962, với bài thơ "Quê mới". Kể từ đó, ông sáng tác hơn 50 đầu sách[7] và nhiều bài thơ, trong đó nổi bật là Đôi dép Bác Hồ (1969), Anh về cùng mùa hoa (1980), Đất nước (1984).[8] Ông đã nhận nhiều giải thưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Lao động, thương binh và Xã hội Việt Nam. Tạ Hữu Yên cũng được xem là nhà thơ có số bài thơ được phổ nhạc nhiều nhất Việt Nam (với hơn 160 bài thơ).[9][10] Ông mất ngày 30 tháng 5 năm 2013 tại Hà Nội, an táng tại quê nhà.[3][11] Năm 2017, nhà thơ Tạ Hữu Yên được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho toàn bộ các tác phẩm của ông. Nhận xét và đánh giáThơ Tạ Hữu Yên dung dị, hàm xúc, tài hoa, giàu nhạc điệu, lại gần gũi với thiên nhiên, với con người, đặc biệt là những tình cảm, lòng kính yêu mà nhà thơ đã dành cho quê hương, Đảng Cộng sản Việt Nam hay chủ tịch Hồ Chí Minh, được xem là tấm gương cho nền văn học Ninh Bình.[6][12] Cho đến những năm cuối đời, Tạ Hữu Yên vẫn cố gắng viết sách, làm thơ và đóng góp cho quê hương.[9][10] Bài thơ "Anh về cùng mùa hoa" của Tạ Hữu Yên, sáng tác năm 1980, được đưa vào chương trình sách giáo khoa cũ của Việt Nam, được xem là bài thơ hay và đã đi vào lòng nhiều thế hệ học sinh Việt Nam.[5][13][14] Ngoài ra, bài thơ "Đôi dép Bác Hồ" (sáng tác năm 1969), "Cảm xúc tháng Mười" (sáng tác năm 1974) hay bài "Đất nước" (sáng tác năm 1984) cũng đã được phổ nhạc trở thành những bài hát nổi tiếng của Việt Nam.[15][16][17] Tác phẩm tiêu biểu
Xem thêmChú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
|