Tam Nông, Đồng Tháp
Tam Nông là một huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Vị trí địa lýHuyện Tam Nông nằm ở phía bắc của tỉnh Đồng Tháp, nằm cách thành phố Cao Lãnh khoảng 37 km về phía bắc, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 170 km, có vị trí địa lý:
Huyện có diện tích 459 km², dân số năm 2019 là 99.995 người[1], mật độ dân số đạt 218 người/km². Lịch sửSau ngày 30 tháng 4 năm 1975, huyện Tam Nông thuộc tỉnh Đồng Tháp, gồm 13 xã: An Long, An Phong, Bình Thành, Phú Cường, Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành, Tân Công Sính, Tân Huề, Tân Long, Tân Phú, Tân Quới, Tân Thạnh. Quyết định số 11-HĐBT[3] ngày 19 tháng 2 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng:
Đến thời điểm năm 1983, huyện Tam Nông có 19 xã: An Hòa, An Long, An Phong, Bình Thành, Phú Cường, Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Lợi, Phú Ninh, Phú Thành, Phú Thọ, Tân Công Sính, Tân Hòa, Tân Huề, Tân Long, Tân Mỹ, Tân Phú, Tân Quới, Tân Thạnh. Quyết định số 13-HĐBT[4] ngày 23 tháng 2 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng:
Năm 1994, tách một phần diện tích và dân số của xã Tân Công Sính để thành lập thị trấn Tràm Chim, thị trấn huyện lỵ huyện Tam Nông. Nghị định số 100/1997/NĐ-CP[5] ngày 23 tháng 9 năm 1997 của Chính phủ:
Hành chínhHuyện Tam Nông có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tràm Chim (huyện lỵ) và 11 xã: An Hòa, An Long, Hòa Bình, Phú Cường, Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Ninh, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sính. Ngoài các đơn vị hành chính chính thức, ở huyện Tam Nông vẫn còn phổ biến các tên gọi không chính thức như: Khu 1 (An Long, An Hòa, Phú Ninh), Khu 2 (Phú Thành A, Phú Thành B), Khu 3 (Phú Thọ), Khu 4 (thị trấn Tràm Chim), Khu 5-6 (Phú Cường), Khu 7-8-9 (Phú Đức), Khu 10-11-12 (Phú Hiệp).
Kinh tế - xã hộiKinh tếKinh tế của huyện chủ yếu tập trung vào phát triển nông nghiệp. Trong nông nghiệp, thế mạnh là cây lúa (diện tích trồng lúa đạt 60.000ha năm 2007), thường thu hoạch được 2 mùa vụ. Tỉnh Đồng Tháp là 1 tỉnh thấp trũng, thường bị ngập lũ. Huyện Tam Nông lại là huyện thấp trũng nhất trong tỉnh Đồng Tháp. Do đó nơi đây hằng năm phải gánh chịu bị ngập lũ, đồng ruộng không thể canh tác được. Thay vào đó, người dân tận dụng nước lũ để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản hiện nay có Tôm càng xanh (1000ha năm 2011), nuôi cá Lóc (600ha năm 2011), cá Tra (150ha). Sản lượng thủy sản đạt 40.000 tấn/năm. Công nghiệp còn chưa phát triển, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp: chế biến thủy sản, vật liệu xây dựng, xay xát, chế biến gỗ, hàng tiêu dùng,... Phát triển nhất chính là vùng tam giác Đại Đồng gồm 3 xã Phú Ninh, An Long và An Hoà. Cùng với huyện lỵ thị trấn Tràm Chim. Xã hộiGiáo dụcHệ thống giáo dục từ mầm non đến phổ thông liên tục được mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng. Năm 2007 - 2008, có 20.065 học sinh/101.788 dân với 58 trường từ Mầm non, mẫu giáo đến Trung học phổ thông, 647 phòng học và hơn 1.300 giáo viên. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường cao, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, số học sinh khá, giỏi tăng dần. Hằng năm có từ 96 - 98% học sinh được xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, 97% - 98% học sinh được công nhận tốt nghiệp Trung học cơ sở và 70 - 71% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông; huyện đã đạt và duy trì tốt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học, đúng độ tuổi và chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục bậc Trung học cơ sở. Giao thôngGiao thông bộ còn trong quá trình hình thành. Giao thông thủy thuận lợi do có nhiều kênh rạch, nhưng chưa được khai thác đúng với tiềm năng. Chú thích
Liên kết ngoài
|