UEFA Champions League 2009–10
UEFA Champions League 2009-10 là giải đấu bóng đá cao nhất ở cấp câu lạc bộ của châu Âu thứ 55 tính từ lần đầu khởi tranh và là giải thứ 18 theo thể thức và tên gọi mới UEFA Champions League. Đây cũng là năm áp dụng thể thức thi đấu mới so với những mùa giải trước. Trận chung kết sẽ được tổ chức tại sân vận động Santiago Bernabéu ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha vào ngày 22 tháng 5 năm 2010. Inter Milan là đương kim vô địch của giải. Thể thức thi đấuGiải đấu này có tất cả 76 câu lạc bộ từ 52 liên đoàn thành viên UEFA tham dự (ngoại trừ Liechtenstein không tổ chức giải vô địch quốc gia nên không có đội bóng tham dự). Các quốc gia được xếp hạng dựa trên hệ số điểm của UEFA. Phân bổ suất tham dựDưới đây là cách phân bổ các suất tham dự giải đấu:
Thể thức thi đấuVị trí đương kim vô địch không sử dụng đến do đương kim vô địch Barcelona vào thẳng vòng đấu bảng với tư cách nhà vô địch La Liga. Do đó nhà vô địch của liên đoàn thứ 13 (Bỉ) vào thẳng vòng đấu bảng, nhà vô địch của liên đoàn thứ 16 (Thụy Sĩ) chuyển lên tham dự từ vòng loại thứ ba và hai nhà vô địch của các liên đoàn thứ 48 và 49 (Faroe và Luxembourg) được quyền tham dự từ vòng loại thứ hai. Vòng loại đầu tiên (4 đội bóng)
Vòng loại thứ hai (34 đội bóng)
Vòng loại thứ ba cho các câu lạc bộ vô địch (quốc gia) (20 đội bóng)
Vòng loại thứ ba cho các câu lạc bộ không vô địch (10 đội bóng)
Vòng loại cuối cùng cho các câu lạc bộ vô địch (10 đội bóng)
Vòng loại cuối cùng cho các câu lạc bộ không vô địch quốc gia (10 đội bóng)
Vòng đấu bảng (32 đội bóng)
Các câu lạc bộ
VĐ Đương kim vô địch Lịch thi đấu và bốc thămBảng dưới là lịch thi đấu và lịch bốc thăm của giải đấu này
Các vòng đấu loạiTrong hệ thống Champions League mới,[1] vòng đấu loại sẽ chia ra làm hai nhánh. Một nhánh dành cho các câu lạc bộ vô địch quốc gia và nhánh còn lại là các câu lạc bộ không phải vô địch quốc gia nhưng giành được có quyền tham dự vòng loại. Việc phân nhánh này sẽ giúp cho các câu lạc bộ vô địch quốc gia ở những liên đoàn không mạnh có nhiều cơ hội lọt vào vòng đấu bảng Champions League hơn. Ở cả hai nhánh, những đội bị loại ở vòng loại thứ ba sẽ xuống chơi ở vòng loại trực tiếp của UEFA Europa League, còn những đội bị loại ở vòng loại cuối cùng chơi ở vòng bảng của UEFA Europa League. Vòng loại thứ nhấtLễ bốc thăm cho hai vòng loại đầu tiên tiến hành ngày 22 tháng 6 năm 2009 tại Nyon, Thuỵ Sĩ. Lượt đi vòng loại thứ nhất diễn ra trong hai ngày 30 tháng 6 và 1 tháng 7, lượt về diễn ra trong hai ngày 7 và 8 tháng 7 năm 2009.
Không có đội hạt giống nào bị loại. Vòng loại thứ haiKhi bốc thăm các câu lạc bộ được chia ra hai nhóm hạt giống và không hạt giống dựa trên Hệ số UEFA cho câu lạc bộ. Do lễ bốc thăm diễn ra trước vòng loại thứ nhất nên các đội xếp hạt giống với giả sử các đội hạt giống vòng thứ nhất chiến thắng. Lượt đi trong hai ngày 14 và 15 tháng 7, lượt về trong hai ngày 21 và 22 tháng 7 năm 2009. 5 đội hạt giống bị loại: Wisła Kraków, Kalmar FF, FH, Inter Turku và Ekranas. Chiến thắng 8–0 của Partizan trước Rhyl ở lượt về lập kỉ lục là trận thắng cách biệt nhất từ khi có Champions League.
Vòng loại thứ baVòng loại thứ ba được tiến hành bốc thăm vào 1 tháng 8 năm 2008 tại Nyon, Thụy Sĩ.[2] Lượt đi diễn ra trong hai ngày 12 và 13 tháng 8, lượt về diễn ra sau đó 2 tuần 26 và 27 tháng 8. Đội thắng trong các cặp đấu sẽ lọt vào vòng đấu bảng, trong khi đó đội thua chuyển sang thi đấu ở Cúp UEFA 2008-09, làm hạt giống ở vòng một.
Giống hai vòng loại trước, ở vòng loại này các câu lạc bộ cũng được chia thành hai nhóm. Nhóm trên bao gồm 16 câu lạc bộ có thứ hạng UEFA cao hơn 61, nhóm dưới gồm các câu lạc bộ có thứ hạng thấp hơn hoặc không được xếp hạng. Tuy nhiên việc bốc thăm được tiến hành trước khi vòng loại thứ hai kết thúc. Do đó hai câu lạc bộ Kaunas và BATE được xếp ở nhóm trên, do thứ hạng của đội bóng đã bị họ loại cao hơn 61. 4 trong số 16 cặp đấu kết thúc bằng chiến thắng của đội ở nhóm dưới: Anorthosis Famagusta (hạng 193) thắng Olympiacos (hạng 44); BATE (không xếp hạng) thắng Levski Sofia (hạng 80); Atlético Madrid (hạng 67) thắng Schalke 04 (hạng 22) và Dynamo Kyiv (hạng 74) thắng Spartak Moskva (hạng 61). Vòng đấu bảngLễ bốc thăm vòng đấu bảng được tiến hành ngày 27 tháng 8 năm 2009 tại Grimaldi Forum, Monaco. 32 câu lạc bộ được chia vào 8 bảng, mỗi bảng 4 đội. Các câu lạc bộ được chia thành 4 nhóm để bốc thăm, dựa vào hệ số UEFA. Các câu lạc bộ cùng liên đoàn (quốc gia) không cùng bảng. Thể thức xếp hạngTheo điều 4.05 trong quy định của UEFA mùa bóng này, nếu hai hay nhiều đội cùng điểm với nhau khi kết thúc vòng đấu bảng, các tiêu chí để xếp hạng theo thứ tự như sau:
Bảng A
Bảng B
Bảng C
Bảng D
Bảng E
Bảng F
Bảng G
Bảng H
Vòng loại trực tiếpVòng loại thứ nhấtLễ bốc thăm cho vòng loại thứ nhất tiến hành ngày 18 tháng 12 năm 2009 tại trụ sở UEFA ở Nyon, Thuỵ Sĩ [3]. Tám đội đứng đầu bảng ở vòng đấu bảng được thi đấu lượt về trên sân nhà. Hai đội cùng bảng hoặc cùng quốc gia thì không xếp cặp với nhau. Từ mùa giải này thì vòng loại thứ nhất tiến hành trong 4 tuần, thay vì 2 tuần như các năm trước. Lượt đi vào các ngày 16, 17, 23 và 24 tháng 2, lượt về vào 9, 10, 16 và 17 tháng 3 năm 2010.
Tứ kếtTrận lượt đi sẽ diễn ra vào các ngày 30 và 31 tháng 3, trận lượt về diễn ra vào các ngày 6 và 7 tháng 4, năm 2010.
Bán kếtTrận lượt đi sẽ diễn ra vào các ngày 20 và 21 tháng 4, trận lượt về diễn ra vào các ngày 27 và 28 tháng 4 năm 2010.
Chung kếtTrận chung kết UEFA Champions League 2009–10 đã được diễn ra trên sân vận động Santiago Bernabéu ở Madrid, Tây Ban Nha, vào 22 tháng 5[4], năm 2010. Đây là sân nhà của câu lạc bộ Real Madrid, tại đây cũng đã 3 lần tổ chức trận chung kết European Cup, vào các năm 1957, 1969 và 1980. Đây cũng là lần đầu tiên trận chung kết UEFA Champions League được tổ chức vào tối thứ Bảy.
Cầu thủ ghi bànDưới đây là danh sách các cầu thủ ghi bàn hàng đầu của giải đấu (chỉ tính từ vòng đấu bảng).
Nguồn: Danh sách cầu thủ ghi bàn của giải tính đến 23 tháng 5 năm 2010 Xem thêmChú thích
|