Vũ Văn Nhậm
Vũ Văn Nhậm (chữ Hán: 武文任, 1755 - 1788) hay Võ Văn Nhậm, là một danh tướng nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Cuộc đờiĐầu quân Tây SơnTheo Tây Sơn lương tướng của Nguyễn Trọng Trì và chuyện kể trong dân gian, thì Vũ Văn Nhậm quê ở Quảng Nam, là người giỏi võ nghệ, tánh phóng khoáng và có sức mạnh. Ông vốn là tướng của Trấn thủ Quảng Nam, thuộc chính quyền chúa Nguyễn, nhưng vì không chịu tuân phục theo quân pháp, nên bị kết tội, phải trốn vào Quy Nhơn. Đến Phù Ly (thuộc phủ Hoài Nhơn), nghe đồn có viên thổ hào dùng quyền thế cưỡng đoạt một thiếu nữ; ông giận dữ tìm giết chết người ấy. Định đến cửa quan thú tội, thì ông gặp Trần Quang Diệu. Nghe lời khuyên và nhờ sự tiến cử của vị tướng này, Vũ Văn Nhậm được nhận làm thuộc tướng của Tây Sơn Vương (Nguyễn Nhạc). Theo Hoa Bằng trong sách Quang Trung - Anh hùng dân tộc 1788-1792[1], thì Vũ Văn Nhậm vốn là tướng của chúa Nguyễn bị Nguyễn Huệ bắt năm Bính Ngọ (1786) tại Gia Định. Nhưng xét thấy vào năm này, Nguyễn Huệ đang bận chỉ huy cuộc tấn công ra Đàng Ngoài, và ở Gia Định không xảy ra trận đối đầu nào lớn; vì vậy, tác giả sách Nhà Tây Sơn tin theo Nguyễn Trọng Trì và chuyện kể trong dân gian hơn. Tuy nhiên, theo thông tin trên trang điện tử của quận Sơn Trà (Đà Nẵng), thì người ta cũng đã kể rằng vào năm 1778, nhân chuyến về thăm quê, khi đi ngang qua chợ Phố (Có lẽ là phố Hội hay phố Hội An lúc bấy giờ), tướng Trần Quang Diệu gặp phải một chàng trai cường tráng đang bị quan sở tại bắt trói trị tội. Hỏi cớ sự, được biết thanh niên này tên là Võ Văn Nhậm, quê vùng biển huyện Diên Phước (nay thuộc Khánh Hòa), đã dám đánh quan sở tại trong lúc thi hành công vụ. Nhận thấy tính khí của Võ Văn Nhậm, có cái gì đó rất giống với tính khí của mình, ông Diệu bèn can thiệp và ban lệnh cho lính mở trói ông Nhậm. Sau khi trở thành bạn, ông Diệu tiến cử ông Nhậm với ba anh em nhà Tây Sơn...[2] Về chuyện đầu quân Tây Sơn của ông Nhậm, tuy các lời kể có khác nhau, nhưng các tác giả đều thống nhất rằng: Sau khi Nguyễn Nhạc đã xưng đế (1778), nhà vua xét trong các tướng tài, biết Vũ Văn Nhậm là người chưa vợ, bèn gả con gái cho ông. Diệt Cống ChỉnhTháng 6 năm Bính Ngọ (1786), nghe lời Nguyễn Hữu Chỉnh (Cống Chỉnh), Nguyễn Huệ tự ý dẫn quân ra Bắc. Lo lắng, Nguyễn Nhạc vội vã dẫn quân đuổi theo. Tháng 8, sau khi gầy dựng lại triều Lê, Nguyễn Huệ âm thầm về Quy Nhơn cùng với Nguyễn Nhạc. Cống Chỉnh biết tin, cướp thuyền đuổi theo. Nguyễn Huệ cho Cống Chỉnh cùng Nguyễn Văn Duệ ở lại trấn giữ Nghệ An; lại sai Vũ Văn Nhậm đóng ở Động Hải (tức Đồng Hới, Quảng Bình) để trông chừng mặt Bắc và Cống Chỉnh. Sau đó, nghe Cống Chỉnh ở Nghệ An tụ dũng sĩ, thông đồng với Nguyễn Văn Duệ, mưu đồ chiếm cứ Nghệ An, sửa lũy Hoành Sơn, lấy Linh Giang (sông Gianh) làm giới hạn với Thuận Hóa; Vũ Văn Nhậm liền gửi mật thư cáo biến với Nguyễn Huệ. Tức thì Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm dẫn quân đến bắt, nhưng viên tướng này cùng Nguyễn Huỳnh Đức, biết tin trước nên trốn thoát được. Tháng 11, chúa Trịnh Bồng đem quân vây chặt cung vua, định phế bỏ Lê Chiêu Thống. Nhờ có Hoàng Phùng Cơ bảo vệ, vua Lê mới chặn đứng được âm mưu của Trịnh Bồng. Nhân đó, nhà vua cho người triệu Cống Chỉnh từ Nghệ An ra phò giúp. Cuối tháng trên, Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân đuổi được Trịnh Bồng ra khỏi Thăng Long. Kể từ đó, "Chỉnh càng ngày càng làm lắm điều bạo ngược, thậm chí Chỉnh coi nhà vua như đứa trẻ con, không còn kiêng sợ gì cả"[3]. Tháng 4 năm 1787, nghe Nguyễn Hữu Chỉnh ngày một chuyên quyền, Nguyễn Huệ sai người triệu vị tướng này về Nam, nhưng lấy cớ là Bắc Hà chưa yên, ông không chịu tuân mệnh. Tức giận, Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm cầm quân ra Bắc để hỏi tội Cống Chỉnh. Ngày 25 tháng 11 năm 1787, trận giao tranh đầu tiên diễn ra tại khu vực sông Thanh Quyết (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Quân của Cống Chỉnh bị quân Văn Nhậm nhanh chóng đẩy lùi...Cuối cùng Cống Chỉnh bị đánh thua, bị bắt ở Mục Sơn thuộc Yên Thế, rồi bị Vũ Văn Nhậm ra lệnh xé xác. Vua Lê Chiêu Thống chạy trốn, Vũ Văn Nhậm cho người đi tìm không được, nên nghe lời một viên quan nhà Lê là Trần Đình Khôi, tôn Lê Duy Cẩn là Giám quốc. Thấy Văn Nhậm tự quyết việc tôn lập, tự đúc ấn chương riêng, xây đắp tu bổ lại thành Đại La và nhất là xem thường mình; Ngô Văn Sở bèn lượm lặt các việc làm của Nhậm, cho là tội trạng làm phản, lấy Phan Văn Lân làm chứng, rồi ngầm sai người về Nam báo với Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ)[4]. Bị giếtNhận được mật báo, theo Hoàng Lê nhất thống chí, Nguyễn Huệ liền hạ lệnh tiến ra Bắc, đốc thúc các quân bộ và quân kỵ mã ngày đêm đi gấp. Chừng hơn mười ngày, đến thành Thăng Long. Bấy giờ…Nhậm đang ngủ say trong phủ. Ngô Văn Sở được tin, liền dặn người do Bắc Bình Vương sai đến phải giấu kín việc ấy, không được báo cho Nhậm biết; rồi sai người ngấm ngầm ra ngoài thành đón Bắc Bình Vương. Người nhà và người xung quanh Nhậm cũng đều không ai biết gì. Chốc lát, Bắc Bình Vương vào thành, đến thẳng chỗ Nhậm nằm, Nhậm cũng vẫn chưa biết. Bắc Bình Vương liền sai võ sĩ là Hoàng Văn Lợi đâm chết Nhậm rồi khênh xác ra sau phủ đường.[5] Nhưng theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, lúc Nguyễn Huệ đến, Nhậm ra ngoài thành đón, Nguyễn Huệ liền nhường ngựa đang cưỡi và lọng che cho Nhậm vào thành, lại an ủi vỗ về ôn tồn. Sau đó, Nguyễn Huệ mới bắt Nhậm đem tra khảo và giết chết.( Lúc này ông 33 tuổi ) Lê quý dật sử chép tương tự:
Lời bànSử gia Phạm Văn Sơn viết:
Chú thích
Tham khảo
|