Vĩnh Mỹ A
Vĩnh Mỹ A là một xã thuộc huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam. Địa lýXã Vĩnh Mỹ A nằm ở phía tây huyện Hòa Bình, cách trung tâm huyện 5 km, có vị trí địa lý:
Xã Vĩnh Mỹ A có diện tích 51,62 km², dân số năm 2022 là 20.132 người,[2] mật độ dân số đạt 390 người/km². Hành chínhXã Vĩnh Mỹ A được chia thành 12 ấp: 15A, Châu Phú, Do Thới, Huy Hết, Tân Tiến, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hội, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Thạnh, Xóm Lớn A, Xóm Lớn B. Lịch sửXã Vĩnh Mỹ A tiền thân là làng Vĩnh Mỹ. Sau năm 1975, xã Vĩnh Mỹ A thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 19/NQ về việc điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu. Khi đó, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu. Ngày 10 tháng 3 năm 1976, Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ về việc đổi tên tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải. Khi đó, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Minh Hải. Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 275-CP[4] về việc chia xã Vĩnh Mỹ A thành 4 xã: Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Thắng, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu. Ngày 9 tháng 11 năm 1990, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 483/QĐ-TCCP[1] về việc sáp nhập xã Vĩnh Thắng vào xã Vĩnh Mỹ A. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[5] về việc chia tỉnh Minh Hải thành tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó, xã Vĩnh Mỹ A thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2005/NĐ-CP[6] về việc chuyển xã Vĩnh Mỹ A thuộc huyện Vĩnh Lợi về huyện Hòa Bình mới thành lập quản lý. Văn hóa - du lịchĐình thần Vĩnh Mỹ là di tích lịch sử cấp tỉnh: hàng năm tổ chức lễ hội trang trọng vào các ngày 18, 19, 20 tháng Giêng. Đây là lễ hội lớn nhất địa phương. Giao thôngTrên địa bàn xã có Hương lộ Hòa Bình – Vĩnh Mỹ A (đường Đông Dương) tiếp giáp với Quốc lộ 1, có cầu treo qua kênh xáng Cà Mau – Bạc Liêu nối liền trung tâm xã và nhiều tuyến đường nối với địa bàn các xã lân cận. Danh nhân
Chú thích
Tham khảo |