Share to:

 

Cục Cảnh sát giao thông (Việt Nam)

Cục Cảnh sát giao thông
Công an nhân dân Việt Nam

Công an hiệu
Quốc gia Việt Nam
Thành lậpNgày 21 tháng 2 năm 1946 (78 năm, 307 ngày)
Lực lượngCảnh sát giao thông
Phân cấpCục đặc biệt
Nhiệm vụLà cơ quan đầu ngành về công tác bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa
Bộ phận của Bộ Công an (Việt Nam)
Bộ chỉ huySố 112 Lê Duẩn, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội[1]
Số 258 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh (đại diện phía Nam)
Tên khácC08
Lễ kỷ niệmNgày 21 tháng 2
Websitehttps://www.csgt.vn/
Lãnh đạo hiện nay
Cục trưởng
Phó Cục trưởng




Phạm Quang Huy

Cục Cảnh sát giao thông (C08) là một cơ quan thuộc Bộ Công an Việt Nam, có chức năng nghiên cứu, đề xuất và trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, các hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật khác trên các tuyến đường, địa bàn giao thông công cộng theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ

Cảnh sát giao thông trên đường phố Việt Nam

Cục Cảnh sát giao thông có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công an tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về bảo vệ  trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; tổ chức thực hiện và thống nhất quản lý, chỉ huy, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra lực lượng Cảnh sát giao thông thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; phối hợp với các lực lượng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và vi phạm trật tự, an toàn xã hội trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an.  

  • Tổ chức tuyên truyền luật giao thông; tổ chức, chỉ đạo và tiến hành công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; đăng ký và cấp biển số các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (trừ các phương tiện giao thông đường bộ quân sự và xe máy chuyên dùng)
  • Đào tạo, cấp và đổi giấy phép điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và tàu, xuồng của lực lượng công an
  • Tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông ở các đô thị và đầu mối giao thông quan trọng
  • Khi có tình huống đột xuất, được phép phân luồng, phân tuyến và quy định các điểm cấm dừng, cấm đỗ tạm thời
  • Tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa
  • Tổ chức điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông; chủ trì, phối hợp với cơ quan giao thông vận tải thống kê phân tích xác định nguyên nhân, điều kiện của tai nạn giao thông và đề xuất biện pháp phòng ngừa
  • Phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra thiết bị an toàn các phương tiện giao thông vận tải đường thủy, đường sắt khi có dấu hiệu không bảo đảm an toàn.

Lãnh đạo hiện nay

Lãnh đạo Cảnh sát giao thông Việt Nam

Cục trưởng


Phó Cục trưởng


Phó Cục trưởng


Phó Cục trưởng


Phó Cục trưởng


Phó Cục trưởng

Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung


Thiếu tướng Lê Xuân Đức


Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh


Đại tá Phạm Quang Huy


Đại tá Đinh Thế Anh


Thiếu tướng Nguyễn Văn Mừng

Tổ chức bộ máy

  • Phòng Tham mưu (có Trung tâm Thông tin chỉ huy Cảnh sát giao thông) (Phòng 1)
  • Phòng Chính trị (Phòng 2)
  • Phòng Hậu cần (Phòng 3)
  • Phòng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (Phòng 4)
  • Phòng Hướng dẫn điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Phòng 5)
  • Phòng Hướng dẫn đăng ký và kiểm định phương tiện (Phòng 6)
  • Phòng Hướng dẫn, tổ chức sát hạch, quản lý giấy phép của người điều khiển phương tiện trong Công an nhân dân (Phòng 7)
  • Phòng Hướng dẫn tổ chức, điều khiển giao thông và dẫn đoàn (có các đội dẫn đoàn) (Phòng 8)
  • Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (Phòng 9)
  • Phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc (có các đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc) (Phòng 10)
  • Phòng Hướng dẫn và tổ chức bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt (có các đội kiểm tra, giám sát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt) (Phòng 11)
  • Phòng Công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm trên đường thủy nội địa (Phòng 12)
  • Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường thủy nội địa (Phòng 13)
  • Phòng Khám nghiệm
  • Thủy đoàn I
  • Thủy đoàn II (Trước là Thủy đoàn III)
  • Trung tâm Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo lái xe

Cục trưởng qua các thời kỳ

Thứ tự Tên Cấp bậc, Quân hàm Thời gian
tại nhiệm
Chức vụ Ghi chú
1 Tô Quyền Đại tá Không rõ Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông nguyên Giám đốc Công an tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hưng Yên)
2 Trần Sơn Hà Thiếu tướng 2014 - 2018 Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông
3 Vũ Đỗ Anh Dũng Trung tướng 2018 - 2020 Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an
4 Nguyễn Văn Trung Thiếu tướng 2020 - nay Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông nguyên Giám đốc công an tỉnh Hà Nam

Phó Cục trưởng qua các thời kỳ

Thứ tự Tên Cấp bậc, Quân hàm Thời gian
tại nhiệm
Chức vụ Ghi chú
1 Nguyễn Hữu Dánh[2] Thiếu tướng 2010 - 2018 Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông
2 Nguyễn Quốc Diệp Thiếu tướng 2015 - 2018 Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông
3 Dương Ngọc Tiến[3] Đại tá 2015 - 2016 Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông
4 Vũ Quý Phi Đại tá ? - 2018 Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông

Tranh cãi

Ngày 26 tháng 4 năm 2013, Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt (C67, Bộ Công an) đã ký văn bản số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc "Giả danh nhà báo ghi hình CSGT". Tuy nhiên, trong văn bản này có đoạn: "Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật".[4]

Chú thích

  1. ^ “Giới thiệu Cục Cảnh sát giao thông”.
  2. ^ “Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh: Cây như 'quái thú' trên QL.1 không phải của tôi”. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2018.
  3. ^ “Đảng bộ Cục CSGT trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng”. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2018.
  4. ^ “Cấm quay phim CSGT: Văn bản quá trúc trắc”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
Kembali kehalaman sebelumnya