Bài này trình bày danh sách các quốc gia, đại diện bởi các Ủy ban Olympic quốc gia (NOC), đã tham dự Thế vận hội Mùa đông từ năm 1924 đến 2018. Thế vận hội Mùa đông được tổ chức 4 năm một lần bắt đầu từ năm 1924 (khoảng thời gian giữa 2 lần tổ chức liên tiếp được gọi là Olympiad, trừ các kỳ bị hủy bỏ vào các năm 1940 và 1944, cũng như lần đại hội được tổ chức sớm 2 năm so với thông lệ - kỳ thứ 17). 125 Ủy ban Olympic quốc gia (116 trong số 206 ủy ban hiện tại và 9 ủy ban cũ) đã từng tham gia ít nhất 1 kỳ Thế vận hội Mùa đông, và 12 quốc gia (Anh, Áo, Ba Lan, Canada, Hoa Kỳ, Hungary, Na Uy, Pháp, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Ý) đã tham gia hết 23 kỳ vận hội. Séc và Slovakia cũng hiện diện tại toàn bộ các kỳ Thế vận hội Mùa đông nếu tính cả sự tiếp nối Tiệp Khắc.
Tháng 10 năm 1986, IOC đã bỏ phiếu quyết định chuyển thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông sang các năm giữa Olympiad mà không tổ chức trùng với Thế vận hội Mùa hè nữa,[22] và thay đổi này được áp dụng từ kỳ Thế vận hội Mùa đông thứ 17 năm 1994 ở Lillehammer, Na Uy. 67 quốc gia đã tham dự, trong đó có các quốc gia cựu Xô viết; Cộng hòa Séc và Slovakia cũng gửi đi các đoàn riêng biệt.[23]
Danh sách dưới đây bao gồm 125 Ủy ban Olympic quốc gia (116 trong số 206 ủy ban hiện tại và 9 ủy ban cũ)[30] được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Bảng mã quốc gia ba chữ cũng được liệt kê cho mỗi Ủy ban Olympic Quốc gia. Từ những năm 1960, mã này được sử dụng thường xuyên bởi IOC và ban tổ chức Thế vận hội để nhận diện các Ủy ban Olympic Quốc gia, cũng như trong các báo cáo chính thức của Thế vận hội.[31] Một số quốc gia có tên chính thức ở Liên hiệp quốc khá dài, trong bảng này tên của quốc gia đó sẽ được viết gọn hơn, ví dụ: Lào (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), Bắc Triều Tiên (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên) hay Moldova (Cộng hòa Moldova).
Một số quốc gia đã có những sự thay đổi trong thời gian là thành viên của Olympic. Sự thay đổi cách gọi do việc đặt lại tên miền địa lý sẽ được chú thích sau tên quốc gia, và những thay đổi khác được giải thích với những đường dẫn chú ý trong bảng.
Tên các quốc gia cũ
Các quốc gia từng tồn tại trong quá khứ được liệt kê trong bảng nhằm làm rõ hơn quá trình tham gia Thế vận hội của các quốc gia kế tục.
TCH. Tiệp Khắc (TCH) đã tham dự từ 1920 đến 1992, từ 1994 trở đi được đại diện bởi các Ủy ban Olympic quốc gia của Cộng hòa Séc (CZE) và Slovakia (SVK).
EUA, FRG, GDR. Các kỳ Thế vận hội trong thời gian 1956–1964, Đức tham dự với Đoàn thể thao Thống nhất (EUA), đại diện cho hai Ủy ban Olympic quốc gia của Tây Đức và Đông Đức.[12] IOC sử dụng mã EUA cho đoàn vận động viên này.[32] Sau khi Ủy ban Olympic quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Đức được công nhận bởi IOC vào năm 1968, Đông Đức (GDR) và Tây Đức (FRG) tham gia Thế vận hội với 2 đoàn riêng biệt.[33]
AHO. Ủy ban Olympic Quốc gia của Antille thuộc Hà Lan (AHO) được công nhận bởi IOC từ 1950 đến 2011 (chính thể này giải tán vào năm 2010).[34]
Ghi chú các lần tham gia của một số nước và vận động viên
^ Một vận động viên trượt băng tốc độ Estonia được đăng ký tham dự Thế vận hội Mùa đông 1924 và cầm cờ cho đoàn nước mình tại lễ khai mạc, nhưng đã không đến tham gia thi đấu.[4]
^Costa Rica không dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông 2002, nhưng các vận động viên quốc gia này có tham gia thi đấu; 78 nước góp mặt ở Thế vận hội 2002, tuy nhiên trang web của IOC chỉ liệt kê 77 quốc gia, có thể là chưa tính Costa Rica.[38]
^ Các vận động viên Ấn Độ ban đầu thi đấu như những vận động viên tự do và diễu hành cùng với lá cờ Olympic trong lễ khai mạc do Hiệp hội Olympic Ấn Độ bị đình chỉ. Ngày 11 tháng 2, Hiệp hội Olympic Ấn Độ được phục hồi và các vận động viên nước này được cho phép lựa chọn thi đấu dưới lá cờ tổ quốc từ thời điểm đó.[40]
^Cook, Theodore Andrea (tháng 5 năm 1909). The Fourth Olympiad London 1908 Official Report(PDF). Luân Đôn: British Olympic Association. tr. 284–295. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2008.
^“Decisions taken by the Technical Congress at Prague”(PDF). Official Bulletin of the International Olympic Committee (PDF). Lausanne: International Olympic Committee (1): 17. tháng 1 năm 1926. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2008.
^(ed.) Peter von le Fort (1936). IV. Olympische Winterspiele 1936 Amtlicher Bericht(PDF) (bằng tiếng Đức). Berlin: Reichssportverlag. tr. 272. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
^(ed.) Carl Diem (tháng 1 năm 1940). “The Fifth Olympic Winter Games Will Not Be Held”(PDF). Olympic Review (PDF). Berlin: International Olympic Institute (8): 8–10. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
^ ab(ed.) Berlioux, Monique (July–August 1975). “The Federal Republic of Germany and Olympism”(PDF). Olympic Review. Lausanne: International Olympic Committee (93–94): 290–306. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
^(ed.) Friedl Wolfgang and Bertl Neumann (1967). Offizieller Bericht der IX. Olympischen Winterspiele Innsbruck 1964(PDF) (bằng tiếng Đức). Vienna, Munich: Österreichischer Bundesverlag für Unterricht, Wissenschaft und Kunst. tr. 51. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
^Xth Winter Olympic Games Official Report(PDF). Comité d'Organisation des xèmes Jeux Olympiques d'Hiver de Grenoble. 1969. tr. 399. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
^ ab(ed.) Bertl Neumann. XII.Olympische Winterspiele Innsbruck 1976 Final Report(PDF). Organizing Committee for the XIIth Winter Olympic Games 1976 at Innsbruck. tr. 163. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
^(ed.) Gafner, Raymond (November–December 1986). “Decisions of the 91st IOC Session”(PDF). Olympic Review. Lausanne: International Olympic Committee (229–230): 651. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
^ abc(ed.) Shinano Mainichi Shimbun (1998). “Volume Three Competition Results and Participants”. The XVIII Olympic Winter Games Official Report(PDF). The Organizing Committee for the XVIII Olympic Winter Games, Nagano 1998. tr. 12. ISBN4-7840-9827-5. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
^Mallon, Bill; Karlsson, Ove (tháng 5 năm 2004). “IOC and OCOG Abbreviations for NOCs”(PDF). Journal of Olympic History. 12 (2): 25–28. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008.
^(ed.) Berlioux, Monique (September–October 1975). “The German Democratic Republic and Olympism”(PDF). Olympic Review. Lausanne: International Olympic Committee (95–96): 362–377. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
^“Olympic Countries”. sports-reference. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017.
^(ed.) Berlioux, Monique (August–September 1983). “China and Olympism”(PDF). Olympic Review. Lausanne: International Olympic Committee (190–191): 583–592. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)