Người đại diện văn chươngNgười đại diện văn chương (đôi khi còn gọi là người đại diện xuất bản hay người đại diện nhà văn) là một người đại diện cho các nhà văn, tác giả và các tác phẩm của họ tới tay nhà xuất bản, nhà sản xuất sân khấu kịch, nhà sản xuất phim điện ảnh và truyền hình cũng như các hãng phim điện ảnh và truyền hình, ngoài ra còn hỗ trợ trong việc bán và thỏa thuận hợp đồng. Người đại điện văn chương đa phần thường đại diện cho các tiểu thuyết gia, nhà biên kịch và người viết chuyện người thật việc thật. Họ được trả tiền hoa lợi dựa trên doanh thu, theo một tỷ lệ phần trăm quy định (thường là 20% đối với doanh thu bên ngoài và từ 10-15% đối với doanh thu nội bộ)[1] mà họ đàm phán, thương lượng nhân danh khách hàng của họ. Tính chuyên nghiệp được thể hiện trong công việc mà họ phải thực hiện. Đó là nội dung của một thương thảo tác quyền phải rất chi li từ việc nếu tác phẩm xuất bản ở nước ngoài thì ra sao, tái bản hay in lại ở các tờ báo, tạp chí thì thế nào... Thời gian hoàn thành có khi nhiều tháng mới xong. Chuyên nghiệp cũng thể hiện ở hiệu quả và lợi ích mà người đại diện văn chương có thể mang lại cho tác giả cũng như đối tác xuất bản.[2] Người đại diện văn chương tiêu biểuHà Lan
Những người đại diện văn chương đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 1880 (trong ngành xuất bản): CanadaHoa Kỳ
Vương quốc Anh
Nhật Bản
Tây Ban Nha
MéxicoPháp
Italia
Nga
Tại Việt NamKhái niệm cũng như những người đảm nhiệm vai trò đại diện văn chương đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới nhưng chưa có mặt tại Việt Nam. Thực tế ở Mỹ, nhiều người có thể giàu to nhờ làm đại diện văn chương cho các tác giả ở những khu vực tiềm năng, nhưng chủ yếu là đại diện cho tác giả văn xuôi, mà ít đứng ra nhận trọng trách đại diện văn chương cho nhà thơ. Âu cũng là một thực tế chung của tình trạng phát hành thi ca hôm nay trên khắp thế giới.[2] Xem thêmTham khảo
Đọc thêm
Liên kết ngoài
|