Trung tâm Asia
Trung tâm Asia (Asia Entertainment Inc.) là một công ty sản xuất các chương trình ca nhạc của người Mỹ gốc Việt, do nhạc sĩ Anh Bằng thành lập vào năm 1982. Lịch sửTrung tâm Asia (tên thương mại Asia Entertainment Inc.) được nhạc sĩ Anh Bằng thành lập vào năm 1982 tại Westminster, California. Ban đầu, nhạc sĩ Anh Bằng lấy tên là Trung tâm Lê Minh Bằng. Sau khi sản xuất, phát hành được bốn băng cassette, nhạc sĩ Anh Bằng đổi tên thành Trung tâm Dạ Lan. Dạ Lan sản xuất và phát hành băng nhạc thứ nhất chủ đề "Như Một Nụ Hồng" rất thành công, giúp ông đủ vốn để mở một phòng thâu thanh lớn hơn, thay thế cho phòng thâu nhỏ ở trong nhà để xe. Ông nhường lại Trung tâm Dạ Lan cho người cháu ruột Trần Thăng (giám đốc Trung tâm Mây sau này) làm chủ, rồi sáng lập nên Trung tâm Asia vào năm 1985. Khi mới thành lập, Trung tâm Asia chỉ phát hành nhạc trên cassette và CD, đến năm 1990 mới bắt đầu thực hiện các video âm nhạc thu hình ngoại cảnh.[1] Tháng 8 năm 1992, Asia bắt tay thực hiện chương trình video thu hình trực tiếp đầu tiên có tên Đêm Sài Gòn 1 tại Caesar Palace, Las Vegas. Rồi nhạc sĩ Anh Bằng bị suy giảm thính giác nên giao lại việc quản lý cho con gái là Thy Vân. Thy Vân đã mời vợ chồng nhạc sĩ Trúc Hồ và Diệu Quyên - lúc đó mới sang định cư, về hợp tác. Sau đó, tiếp tục có Việt Dzũng và Nam Lộc tham gia cộng tác với vai trò MC. Dưới sự điều hành của Thy Vân, Trúc Hồ và Diệu Quyên, Trung tâm Asia trở thành một trong những trung tâm ca nhạc lớn nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại.[1] Từ đó đến nay, Trung tâm Asia chuyên sản xuất và thu hình những đại nhạc hội ở khắp nơi. Từ rạp hát Long Beach Performing Arts Center, các sòng bạc tại Las Vegas, cho đến Dolby Theatre ở Hollywood. Trung tâm Asia nổi tiếng với các chương trình chủ đề: Đêm Sài Gòn, Tác Giả Tác phẩm, Dạ Vũ Quốc tế, Âm nhạc Vòng Quanh Thế giới, Bốn Mùa, Tình khúc Thời Chinh Chiến, Mùa Hè Rực Rỡ... Ngoài ra, Trung tâm Asia còn thực hiện live show cho một số ca sĩ. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã đào tạo và lăng-xê thành công nhiều ca sĩ trẻ tên tuổi của làng ca nhạc hải ngoại như: Lâm Nhật Tiến, Như Quỳnh, Đan Nguyên, Huỳnh Phi Tiễn, Lâm Thúy Vân, Gia Huy, Shayla, Ánh Minh, Dạ Nhật Yến, Y Phương, Băng Tâm, Đặng Thế Luân, Justin Nguyễn, Mai Thanh Sơn, Lê Anh Quân, Cát Lynh... Trung tâm Asia cũng tổ chức những chương trình hằng năm:
Từ cuối thập niên 2010, Trung tâm Asia không còn hoạt động sôi nổi. Đây là tình trạng chung của các trung tâm ca nhạc người Việt tại hải ngoại do chi phí sản xuất ngày càng cao mà doanh thu lại sụt giảm. Ngày 27 tháng 10 năm 2016, nhạc sĩ Trúc Hồ gửi lá thư thông báo về việc ngưng hợp tác làm chỉ đạo âm nhạc cho Trung tâm Asia kể từ sau chương trình Asia 78. Mục đích là để có thời gian tập trung bảo tồn và phát triển đài SBTN do anh sáng lập. Sự ra đi của Trúc Hồ cũng kéo theo sự ra đi của nhiều ca sĩ chủ lực của Trung tâm Asia như Lâm Nhật Tiến, Thiên Kim, Quốc Khanh, Đoàn Phi, Nguyên Khang, Huỳnh Phi Tiễn, Hoàng Thục Linh, Băng Tâm, Mai Thanh Sơn. Còn riêng Đan Nguyên, Nguyễn Hồng Nhung và Hà Thanh Xuân thì đã sang cộng tác với Trung tâm Thúy Nga từ trước đó. Sau đó Băng Tâm, Lâm Thúy Vân và Hồ Hoàng Yến cũng sang cộng tác với Trung tâm Thúy Nga. Ngày 31 tháng 10 năm 2016, Trung tâm Asia ra thông cáo báo chí giới thiệu Ban giám đốc mới gồm:
Và một Ban Cố vấn gồm những thành viên kỳ cựu với Trung tâm Asia và dày dặn kinh nghiệm trong ngành âm nhạc/văn hóa Việt Nam.[2] John Bạch và Đăng Minh Hoàng chính là hai nhà sản xuất trẻ đã thực hiện hai cuốn DVD Asia Icons – Mai Lệ Huyền (2014) và DVD Asia Golden 4 – Khúc Nhạc Tình Quê (2015). Trung tâm Asia sản xuất được thêm ba chương trình rồi ngừng sản xuất chương trình mới kể từ cuốn Asia 82: Dòng Nhạc Phạm Đình Chương (năm 2018) cho đến nay. Trung tâm Asia còn có phát hành băng nhạc của trung tâm phụ như Tình Ca Hai Mươi, Tinh Hoa, Việt Nam Hải Ngoại. Đại nhạc hộiKhác với Thúy Nga, các chương trình của Asia không có hạn định số lượng MC nhất định. Hai MC được xem là trụ cột của Asia là Nam Lộc và Việt Dzũng. Những MC khác từng cộng tác nhiều lần với Trung tâm như Thùy Dương (luật sư), Ngọc Đan Thanh, Leyna Nguyễn (người MC từng đoạt giải Emmy), Bảo Châu, Dương Nguyệt Ánh, Trịnh Hội, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Công Thành, Jo Marcel, Lê Tín Hương... Những nhạc sĩ cộng tác riêng với Asia là Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng, Trúc Hồ, Việt Dzũng, Cardin Nguyễn, Sỹ Đan, Trúc Sinh, Lê Đức Long, Trịnh Nam Sơn... Những ca sĩ chủ lực của Asia là Lâm Thúy Vân, Thanh Lan, Lâm Nhật Tiến, Gia Huy, Thanh Thúy, Shayla, Trish Thùy Trang, Cardin Nguyễn, Dạ Nhật Yến, Thiên Kim, Ánh Minh, Thùy Hương, Diễm Liên, Nguyên Khang, Ngọc Huyền, Y Phương, Băng Tâm, Đặng Thế Luân, Y Phụng, Ngọc Minh, Quốc Khanh, Đoàn Phi, Đan Nguyên, Hồ Hoàng Yến, Mai Thanh Sơn, Lê Anh Quân, Huỳnh Phi Tiễn, Hoàng Anh Thư, Nhật Lâm, Cát Lynh, Ngọc Anh Vi... Bên cạnh mảng ca nhạc, các chương trình Đại nhạc hội của Trung tâm Asia còn xen kẽ các vở hài kịch đặc sắc với nhiều danh hài đã từng góp mặt như Chí Tài, Vân Sơn, Bảo Liêm, Quang Minh, Hồng Đào, Túy Hồng...
Danh sách nghệ sĩ cộng tác nhiều nhất(từ 20 chương trình trở lên)
Trong nướcGiữa thập niên 2000, chính quyền Việt Nam ra lệnh cấm và "thu hồi" các DVD in lậu chương trình do Trung tâm Asia sản xuất. Cụ thể là các chương trình Asia 54: Bước Chân Việt Nam[3], Asia 58: Lá thư từ chiến trường, Asia 65: 55 Năm Nhìn Lại[4], Asia 66: Cánh hoa thời loạn, Asia 71: 32 Năm Kỷ Niệm.[5][6] Tham khảo
Liên kết ngoài
|