Xuyên suốt gần 800 năm lịch sử, Bồ Đào Nha vẫn là một nước quân chủ, nhà vua nắm giữ các tước vị và danh hiệu khác nhau. Hai vị vua của Bồ Đào Nha là Fernando I và Afonso V cũng tuyên bố mình là vua xứ Castile. Khi nhà Habsburg lên nắm quyền, các vị vua của Tây Ban Nha và Napoli còn trở thành vua của Bồ Đào Nha. Nhà Braganza đã mang lại nhiều danh hiệu cho Vương quốc Liên hiệp Bồ Đào Nha bao gồm cả vua Brasil và sau đó là hoàng đế Brasil.
Sau sự sụp đổ của chế độ quân chủ Bồ Đào Nha vào năm 1910, Bồ Đào Nha gần như khôi phục chế độ quân chủ của mình trong một cuộc cách mạng được gọi là nền quân chủ miền Bắc, mặc dù đã cố gắng khôi phục lại thì nền quân chủ này chỉ kéo dài được một tháng trước khi tiêu hủy. Với cái chết của Manuel II, nhánh Miguel của nhà Braganza đã trở thành những kẻ đòi ngôi vua Bồ Đào Nha. Tất cả bọn họ đều được các nhóm bảo hoàng tôn lên ngôi báu. Đây hoàn toàn chỉ mang tính biểu tượng và chẳng ai có thể thay thế vị trí trong số các vị vua Bồ Đào Nha, trừ khi họ được nhà nước và quốc hội Bồ Đào Nha tôn phò. Chính phủ Bồ Đào Nha khẳng định rằng người đại diện hiện tại của nhà Braganza, Duarte Pio, Công tước xứ Braganza mới là người kế thừa hợp pháp ngôi vua Bồ Đào Nha nhưng chỉ công nhận ông là Công tước xứ Braganza và không phải là vua của Bồ Đào Nha.
Các quốc vương của Bồ Đào Nha thảy đều đến từ một tổ tiên chung, Afonso I của Bồ Đào Nha, nhưng nhánh trực tiếp này đôi khi đã kết thúc. Điều này đã dẫn đến một loạt dòng họ lên nắm quyền cai trị Bồ Đào Nha dù tất cả đều có dòng dõi hoàng gia Bồ Đào Nha. Những nhà này là:
Nhà Burgundy hay còn gọi là Triều đại Afonsine, là dòng họ đã lập nên vương quốc Bồ Đào Nha. Từ trước khi Bồ Đào Nha độc lập, nhà này đã cai trị lãnh địa phong kiến Bá quốc Bồ Đào Nha của Vương quốc Galicia. Ngay khi Afonso I Henriques vừa tuyên bố Bồ Đào Nha độc lập, ông đã chuyển cả gia tộc của mình trở thành dòng dõi hoàng gia sẽ nắm quyền cai trị Bồ Đào Nha trong hơn hai thế kỷ. Khi vua Fernando I mất, một cuộc khủng hoảng về quyền kế vị đã xảy ra và con gái của Fernando là Beatrice của Bồ Đào Nha được quần thần đưa lên ngôi nữ hoàng và chồng bà là João I xứ Castile được tôn làm vua dựa theo quyền lợi của vợ mình. Ngôi vua hợp pháp của bà vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi.[1][2]
Nhà Habsburg hay gọi là Triều đại Philippine là dòng họ đã cai trị Bồ Đào Nha từ năm 1581 đến 1640. Vương triều này được khởi đầu từ việc tôn xưng Filipe II của Tây Ban Nha làm vua Filipe I của Bồ Đào Nha vào năm 1580, đã chính thức được Quốc hội Bồ Đào Nha của Tomar công nhận vào năm 1581. Filipe I đã tuyên thệ là sẽ cai trị Bồ Đào Nha như một vương quốc riêng biệt tách khỏi những lãnh địa Tây Ban Nha của ông, dưới một liên minh cá nhân gọi là Liên minh Iberia.
Nhà Braganza hay gọi là Triều đại Brigantine, là dòng họ đã lên nắm quyền vào năm 1640, khi João II, Công tước xứ Braganza, tự xưng là người thừa kế hợp pháp của nhà Aviz quá cố, được quần thân tôn làm vua vương hiệu João IV của Bồ Đào Nha, ông chính là người đã lật đổ ách thống trị của nhà Habsburg trong cuộc chiến tranh khôi phục lại chủ quyền đất nước.
Vương tộc Bragança-Saxe-Coburgo-Gota là sự chỉ định giao cho dòng này bốn vị vua cuối cùng của Bồ Đào Nha. Giới học giả vẫn còn tranh cãi về sự tồn tại của nhà này, vì giới sử học Bồ Đào Nha và ngay cả phe bảo hoàng vẫn tự phong cho mình là thành viên của nhà Braganza và không phải là thành viên thứ cấp của nhà Saxe-Coburg và Gotha.
Sousa, D. António Caetano de (1946) [1735–49]. História Genealógica da Casa Real Portuguesa (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Coimbra: Atlântida-Livraria Eds. OCLC20210378.
Jiří Louda & Michael Maclagan (1981), "Portugal", in Lines of Succession. Heraldry of the Royal families of Europe, London, Orbis Publishing, pp. 228–237. ISBN 0-85613-672-7. (revised and updated edition by Prentice Hall College Div - November 1991. ISBN 0-02-897255-4.)
Luís Amaral & Marcos Soromenho Santos (2002), Costados do Duque de Bragança, Lisboa, Guarda-Mor Edições.
Afonso Eduardo Martins Zuquete (dir.)(1989), Nobreza de Portugal e Brasil, vol. I, Lisboa, Editorial Enciclopédia.